Mấy tuổi cho bé đi học bơi?

mấy tuổi cho bé đi học bơi

Bơi là môn thể thao thích hợp với mọi lứa tuổi. Song từ kinh nghiệm thực tế, các huấn luyện viên bơi lội khuyên tốt nhất nên cho trẻ bắt đầu học bơi từ 6 tuổi. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Vậy mấy tuổi cho bé đi học bơi là tốt nhất. Hãy cùng Nhatkycuame.net tìm hiểu ngay sau đây!

Bơi vào thời điểm nào và ở đâu?

Không để trẻ bơi vào buổi trưa, trời nắng gắt, lúc 11-13 giờ hàng ngày. Khi đó nhiệt độ cơ thể bé đang cao, mồ hôi ra nhiều và gặp nước bé sẽ rất dễ bị cảm đột ngột.

Thay vào đó, nên cho bé bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Thời gian bơi lý tưởng nhất là 9-11 giờ sáng, nước âm ấm và không khí trong lành

Không nên bơi trước và sau khi ăn

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức. Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn,…

Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Lựa chọn những vùng nước sạch

Để đảm bảo vệ sinh, cần đưa trẻ đến bể bơi nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Tốt nhất là bơi bể trong nhà bởi có thể tránh tối đa ánh mặt trời và thuận tiện cho thời gian lựa chọn đưa bé đi bơi.Không nên cho trẻ bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn mang sẵn nhiều loại vi khuẩn có hại, là tác nhân gây nhiều loại bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai,…

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước

Nhiều trẻ nhỏ khi ra đến bể bơi thường có tâm lý sợ hãi, khóc thét, ôm chặt lấy cha mẹ. Thậm chí có bé còn “tè” cả ra quần vì sợ nước.Làm thế nào để trẻ vượt qua nỗi sợ hãi đó? Trước khi đưa trẻ xuống nước cần phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Không nên ép trẻ xuống bể bơi khi chưa sẵn sàng càng khiến nỗi sợ hãi đó tăng lên.

Trong trường hợp này, phụ huynh là người trực tiếp giúp con vượt qua nỗi sợ hãi này. Vài buổi đầu tiên, phụ huynh vào bể chơi cùng con vui đùa sẽ giúp trẻ có một tâm lý vui chơi, thoải mái.Chị Nguyễn Thị Trang, nhà ở đường Hoàng Hoa Thám cho biết, nhà có “2 chiến sĩ” nhưng đều nhút nhát và sợ nước.

Muốn con sau này sẽ đi học bơi, chị Trang rèn luyện theo nhiều cách khác nhau. Nhà gần bể bơi Khăn Quàng Đỏ, chị Trang thường đưa con chơi phía ngoài khu bể dành riêng cho trẻ em. Khi thấy các em bé trong bể nô đùa, các em đều nhún nhẩy theo và có xu hướng thích nhập hội. Qua vài buổi như thế, chị Trang bắt đầu cho bé vào bể chơi đùa. Khi các con đã dạn nước rồi chuyện thuyết phục đi học bơi không có gì là khó.

Cũng theo nhiều giảng viên dạy bơi lội, dạy bơi cho trẻ em phải vừa dạy vừa dỗ nên mất khá nhiều thời gian. Độ tuổi thích hợp học bơi nhất là từ 6 tuổi trở lên, bởi lúc này bé có ý thức và thái độ nghiêm túc hơn trong tiếp thu bài học. Trước khi đưa con đi học bơi, phụ huynh cần có phương pháp khích lệ sự hứng thú bằng các câu chuyện, đưa con đi lựa chọn, mua sắm đồ bơi theo ý thích và nên chọn học theo nhóm để kích thích sự hăng hái trong tập luyện.

Bố mẹ nên chú ý và chuẩn bị gì khi cho con đi học bơi?

Ngoài việc cần chọn bể bơi tốt, nước sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn, có lực lượng cứu hộ tốt, thầy giáo uy tín, giá cả phải chăng,.. bố mẹ cần quan tâm tới việc mua đủ quần áo bơi, nút tai, kính bơi hay mũ bơi cho các bé gái tóc dài.

Khi mua kính bơi phải chú ý, mắt kính và gioăng cao su phải úp khít vào hốc mắt của trẻ, như vậy nước mới không lọt vào. Nhiều bố mẹ cứ nghĩ kính đắt tiền là tốt mà quên không chú ý tới việc kính có vừa hay không.

Trẻ nhỏ cũng nên có thói quen dùng nút tai để ngăn nước lọt vào tai. Khi xuống nước, bất cứ điều gì gây khó chịu cho trẻ như nước vào mắt, nước vào tai, tóc xòa xuống mặt,… cũng làm trẻ phân tâm, học bơi khó hơn.

Các bố mẹ cũng không nên cho con ăn no, hay để con đói trước khi xuống nước học bơi. Vào mùa hè, nên chọn các bể bơi có mái che, hoặc đợi khi trời mát mới nên cho trẻ học bơi tránh cảm, say nắng,…

Mùa đông nên chọn các bể trong nhà, có nước ấm. Khi bơi xong, cần tắm cẩn thận, rửa trôi nước bể bơi có hóa chất; trẻ cần mặc ấm, tránh gió lùa và nhỏ mắt, mũi bằng nước muối 0,9%,…

Các nguyên tắc an toàn khi cho trẻ đi bơi

– Trước khi xuống bơi phải tập kĩ những động tác khởi động.

– Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

– Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm.

– Không bơi khi trời đã tối, có sấm, chớp, mưa.

– Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

– Không ăn, uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

– Không dùng các phao bơi bơm hơi.

– Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về.

– Trẻ em vùng lũ không được tự ý đi lại, nghịch nước, bơi và bắt cá… khi nước lũ đang lên cao.

– Đối với trẻ lớn, cần dạy trẻ biết xử trí khi có đuối nước xảy ra (kêu cứu, kĩ thuật tự cứu và cứu đuối).

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x