Mang thai tháng thứ 5: những yêu cầu về thai giáo và những lợi ích của yoga

website nhatkycuame.net

Là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Vì thế khi tiến hành thai giáo các mẹ nên chú ý một số yêu cầu và tìm hiểu những lợi ích yoga cho mẹ bầu để thai nhi luôn được khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Những yêu cầu về thai giáo

Giúp thai nhi phát triển trí não

Sang tháng thứ 5, thận và gan của thai nhi bắt đầu hoạt động, số lượng tế bào thần kinh tăng lên, thần kinh xúc giác bắt đầu hình thành, tăng cường khả năng phản xạ của bé.

Hệ tuần hoàn và bài tiết của thai nhi đã hoàn thiện, bé đã có thính giác, màng nhĩ, tai giữa và vành tai cũng hoàn thiện nên các mẹ cần chú ý luyện tập thính giác cho bé.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm vàng để phát triển tế bào não, đặt nền móng vững chắc cho trí tuệ sau này.

Những nội dung thai giáo mà các mẹ cần thực hiện trong thời gian này gồm có: điều chỉnh cảm xúc, ngủ đủ giấc, tạo môi trường sống phù hợp, học cách đếm số lần thai nhi cử động và tìm hiểu tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Dùng đai đỡ bụng để giảm cảm giác khó chịu

Vào thời điểm bày, bụng của các mẹ đã khá to rồi, cơ thể cũng trở nên nặng nhọc hơn, đặc biệt là những người mang thai đôi. Dùng đai đỡ bụng bầu có thể giảm bớt cảm giác khó chịu và nặng nề của mẹ.

Đai đỡ bụng bầu có hính dáng giống như chiếc quần, có những ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, nó có thể làm vùng bụng ấm lên. Đối với các bà bầu thì việc giữ ấm vùng bụng rất quan trọng nhất là vào mùa đông.

Thứ hai, nó có thể bảo vệ vùng bụng, không những giảm bớt cảm giác đau tức vùng bụng và hông mà nó còn hạn chế hình thành những vết rạn.

Tác dụng thứ ba là giúp bụng không bị lộ rõ quá, các mẹ vẫn có thể mặc những bộ quần áo gọn gàng mà không cảm thấy khó chịu.

Yoga cho bà bầu có những lợi ích gì?

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai tham gia các lớp học yoga. Vậy yoga có tác dụng gì đối với cơ thể thai phụ?

Trước hết, yoga cho bà bầu là môn học dành riêng cho những người phụ nữ mang thai nên khố lượng và tần suất vận động rất phù hợp với đặc điểm thể chất của các mẹ.

Ví dụ như động tác thả lỏng phẩn cổ, trước hết, các mẹ phải ngồi thật thoải mái, sau đó làm động tác hít thở, rồi thả lỏng hai tay để thả lỏng phần vai, cổ và cổ họng.

Động tác này rất đơn giản và cũng rất an toàn, không hề gây tổn thương cho các mẹ. các mẹ có thể tập yoga vào thời kì đầu, giữa hay cuối thai kì đều được.

Ngoài những động tác thự tế, yoga còn bao gồm những động tác “hư” được gọi là “suy tưởng”. Khi tập những động tác này, các mẹ chủ yếu chỉ phải tập trung chú ý, thả lỏng tinh thần, để toàn bộ cơ thể ở vào trạng thái giống như đang “trôi tự do”, tư tưởng rời khỏi thể xác, bay bổng đến những “cảnh giới” ngoài trái đất.

Bài tập này sẽ giúp các mẹ tập trung tinh thần, khiến cho các tế bào não bị “chấn động” và dần dần sẽ có tác động đến thai nhi. Khi các mẹ đang phiêu du đến cõi “suy tưởng” thì não bộ sẽ sản sinh một loại sóng có tên gọi là Alpha  giúp cho tâm trí trở nên bình tĩnh, ổn định hơn.

Nếu các mẹ có thể giữ được tâm trạng thoải mái, tên ổn này trong suốt thai kì thì có thể kích thích não bộ của bé phát triển nhanh hơn và có nhiều cơ hội vận động hơn.

Ngoài ra, yoga còn có tác dụng giải tỏa bớt những năng lượng dư thừa trong cơ thể, giúp thai nhi giữ được trọng lượng vừa đủ, không bị to quá, rèn luyện sự đàn hồi và săn chắc của cơ bắp, có lợi cho quá trình sinh nở.

Sau khi sinh, nếu các mẹ vẫn duy trì luyện tập yoga thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn và cũng giữ được vóc dáng giống như trước khi sinh.

Chỉ cần lựa chọn 1 khoang gian yên tĩnh, sạch sẽ và mở nhạc nhẹ nhàng là có thể tập yoga, vì vậy càng ngày càng có nhiều người theo đuổi môn học này.

Tuy nhiên, trước khi quyết định học yoga, các mẹ cần xin ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về yoga để tránh xảy ra nững tai nạn ngoài ý muốn.

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one