Loại thuốc dành riêng cho trẻ bị tay chân miệng

website nhatkycuame.net

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những bé đang trong độ tuổi đi nhà trẻ. Bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ phát hiện trễ và không điều trị kịp thời. Do đó mà không ít bậc phụ huynh có con bị tay chân miệng luôn thắc mắc rằng trẻ bị tay chân miệng nên uống thuốc gì và điều trị như thế nào để giúp bé mau chóng khỏi bệnh. Các mẹ hãy theo dõi những thông tin dưới đây để tìm ra giải đáp cho những lo lắng này nhé!

Trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì?

Thông thường các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là phát ban ở các bộ phận miệng, môi, lợi, lưỡi, tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Sau đó, các nốt ban này sẽ dần hình thành dạng phỏng nước. Khi các nốt phỏng này vỡ có thể sẽ gây ngứa cho bé.

Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc gì bôi cho trẻ nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc bôi các loại thuốc sẽ khiến cho các biểu hiện của bệnh tạm thời bị lu mờ, các vết loét có thể bị tổn thương nặng hơn và khó điều trị hơn.

Đặc biệt không được dùng cồn để sát khuẩn bởi chúng sẽ gây đau rát và làm các vết loét lâu lành. Lúc này, tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để dược tư vấn loại thuốc bôi phù hợp nhất.

Thường thì bé sẽ được chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian,… và niêm mạc như zytee, kamistad,… khi da có các vết loét

Thuốc điều trị

Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

Điều trị sốt và loét miệng

– Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).

– Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol, hydrit).

– Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…

– Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não:

– Cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital.

– Dùng kháng sinh: Cefotaxim điều trị như viêm màng não vi khuẩn.

– Theo dõi sát các triệu chứng hô hấp.

Triệu chứng màng não – não kèm liệt, rối loạn tri giác

– Thuốc chống co giật.

– Kháng sinh: cefotaxim hoặc ceftriaxon.

– Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, đường máu.
– Theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, SpO2.

Suy hô hấp, trụy tim mạch

– Điều trị suy hô hấp: thông đường thở, thở ôxy, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm – toan (nếu có).

– Điều trị sốc.

– Điều trị bằng kháng sinh như trên.

Ngoài ra, đối với các trường hợp có biến chứng thần kinh, rối loạn tri giác có chỉ định điều trị bằng gammaglobulin trong 6-8 giờ, 2 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ hiệu quả chắc chắn của biện pháp điều trị này.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh tay chân miệng vẫn ở mức báo động, đặc biệt đề phòng đỉnh dịch vào tháng 9-10 tới. Để ngăn chặn dịch tay chân miệng bùng phát thì các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng.

Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là phòng không đặc hiệu vì hiện nay chưa có vaccin dự phòng.

– Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh cá nhân, nhất là thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc dịch tiết, chất thải của trẻ bệnh.

– Khử trùng dụng cụ, đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch khử khuẩn (cloramin B).

– Cách ly trẻ ngay khi phát hiện triệu chứng sớm nhất và đặc biệt trong tuần đầu của bệnh.

– Tăng cường dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x