Cách thức mọi thứ diễn ra ở nhà vào buổi sáng có thể khởi nguồn cho tâm trạng của trẻ trong suốt cả ngày hôm đó. Một chu trình sinh hoạt được chuẩn bị từ trước có thể tạo ra tâm lý thư giãn và sẵn sàng cho các bé trước khi đến trường.
Nội dung bài viết
Tại sao cần chuẩn bị mọi thứ và làm thế nào?
Trẻ không có khái niệm về thời gian như người lớn. Điều này biến những buổi sáng đến trường trở thành cực hình đối với cả gia đình.
Tuy nhiên việc duy trì thái độ bình tĩnh sẽ mang lại cho cha mẹ trạng thái tình thần tích cực cho một ngày dài phía trước. Ví dụ việc quát tháo lũ trẻ không chỉ khiến cha mẹ càng khó tập trung mà còn làm tăng nguy cơ mắc sai sót trong công việc.
Để giảm các áp lực diễn ra vào buổi sáng, cha mẹ cần thiết lập lịch trình những việc cần làm cho con trước khi đến trường. Kiên trì với phương pháp này giúp bé yêu định hình trước những gì sẽ diễn ra và ghi nhớ để thực hiện.
Chuẩn bị từ buổi tối hôm trước
Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là suy nghĩ về những việc cần làm và lên kế hoạch thực hiện. Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm được rất nhiều việc từ buổi tối hôm trước.
– Hỏi con xem có sự kiện gì đặc biệt sẽ diễn ra ở trường con vào sáng hôm sau.
– Bạn có thể dự đoán được những tình huống nào có thể gây ra xung đột ví dụ lựa chọn trang phục để mặc. Hãy thảo luận với con những vấn đề này vào buổi tối hôm trước để tránh gây tâm lý căng thẳng vào sáng hôm sau.
Buổi sáng trước khi đi học
– Cố gắng dậy sớm 15-30 phút. Khoảng thời gian này giúp thu xếp mọi việc ổn thỏa, trơn tru hơn. Hãy dành thời gian cho việc di chuyển từ nhà đến trường bởi vì sự vội vàng có thể làm tâm trạng mọi người căng thẳng hơn.
– Chuẩn bị một chiếc đồng hồ báo thức cho những bé khó dậy sớm hoặc không muốn ra khỏi giường. Giải quyết buổi sáng với thái độ tích cực và lạc quan nhất có thể. Trạng thái tâm lý tích cực của cha mẹ có thể truyền đến con cái. Một cách để làm được điều này là tập trung vào những khía cạnh tích cực trong thái độ của con cái và khích lệ bé. Ví dụ: Sáng nay Nam tự ăn bánh mì rất ngoan.
– Nếu bé nhà bạn còn nhỏ, hãy nhắc nhở con việc gì cần làm và làm lúc nào. Có thể thực hiện việc nhắc nhở bằng nhiều hình thức ví dụ bằng các bức tranh. Khi bé lớn khôn và hiểu biết hơn, hãy động viên bé tự làm mọi việc nhiều hơn ví dụ tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ ăn, tự giác vệ sinh cá nhân. Con càng độc lập thì cha mẹ càng đỡ vất vả.
– Giảm bớt các yếu tố gây mất tập trung. Xem ti vi có thể khiến trẻ xao nhãng và nhiều gia đình có quy định không xem ti vi vào buổi sáng mà chỉ làm việc này như một phần thưởng nếu trẻ sẵn sàng mọi việc đúng giờ.
– Bình tĩnh giải thích rõ ràng với con về những việc chúng phải làm, theo dõi và đưa ra những lời khen cụ thể khi các bé bắt đầu hợp tác. Tránh tạo cho con cơ hội cãi cọ, mè nheo hay lề mề. Thái độ tiêu cực của cha mẹ cũng chính là động cơ khiến trẻ tiếp tục những hành vi này.
Biên soạn: Cate Leya