Cách kê gối cho trẻ sơ sinh đúng tư thế và an toàn nhất

cách kê gối cho trẻ

Biên soạn: Cate Leya

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết cách kê gối cho trẻ sơ sinh đúng tư thế và an toàn. Đây là những băn khoăn của các mẹ là cách kê gối cho trẻ sao cho đúng để trẻ không bị ngoẹo cổ, trẻ sơ sinh dùng loại gối nào phù hợp nhất. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh có cần nằm gối không?

Khi mới sinh ra, xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong) nên khi nằm ngửa thì lưng và gáy cùng nằm trên một mặt phẳng.

Do đó, các bà mẹ phải nhớ rằng trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh, trẻ không cần bằng nằm gối. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối.

Tốc độ tăng trưởng của đầu em bé trong vài tháng đầu sau sinh đạt mức nhanh nhất trong toàn bộ thời gian sống. Một em bé khi sinh ra chu vi đầu chỉ khoảng 34cm. Khi đến năm 1 tuổi, con số ấy đã tăng lên là 46cm, 2 tuổi đạt 48cm và những năm sau đó tăng trưởng rất chậm.

Nếu cho trẻ nằm gối, đầu của bé sẽ gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng, đối xứng. Hộp sọ trẻ sơ sinh khi đó còn mềm, các khớp xương chưa khép kín.

cách kê gối cho trẻ
Nếu bị gối chèn ép và ít thay đổi tư thế khi ngủ sẽ dễ dẫn đến biến dạng hộp sọ.

Cách kê gối cho trẻ sơ sinh an toàn và khoa học nhất

Để trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon và tốt cho quá trình hô hấp khi ngủ, các mẹ sau sinh nên chọn cho trẻ những loại gối mềm, mỏng và chất liệu êm ái. Bởi, cơ thể của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với mội trường bên ngoài.

Ngược lại, những chiếc gối mềm quá sẽ không có tác dụng hỗ trợ cột sống cho bé. Đồng thời không có lợi cho tuần hoàn máu, thậm chí cản trở hô hấp do diện tích đầu và mặt tiếp xúc với gối lớn khi bé nằm thẳng hay nằm nghiêng.

Các mẹ cần chọn những chiếc gối mềm mỏng có chiều dày từ 2cm tới 3cm và kê qua vai của trẻ. Như vậy sẽ bảo vệ cổ, cột sống cổ khỏi những ảnh hưởng cơ học vật lí như xương bé còn non yếu. Một chiếc gối vừa vặn sẽ giúp bé có tư thế nằm ngủ đúng và ngon giấc.

Cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ đúng tư thế, đúng cách

Đột tử ở trẻ sơ sinh là trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chết đột ngột, bất ngờ, không rõ nguyên nhân ngay cả sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước điều tra chuyên môn.

Khoa học chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác của Hội chứng tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ này nhờ chú ý đến tư thế nằm của bé.

Để đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ đúng tư thế, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

– Chuẩn bị một tấm nệm cứng và chắc chắn, không quá mềm.

– Đặt trẻ nằm ngửa trên tấm nệm, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống.

– Gập hai chân của trẻ lại, đầu gối chạm vào bụng.

– Đặt hai cánh tay của trẻ bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay hướng lên trên.

– Chỉnh lại tư thế của trẻ sao cho đầu, cổ và lưng của trẻ nằm trên một đường thẳng.

Nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ như thế nào?

Các bà mẹ không nên để trẻ ngủ ở giường của người lớn, ở trên ghế, dù là nằm cùng mẹ hay bất kỳ ai thay vào đó để nơi bé nằm gần giường cha mẹ. Không dùng chăn, gối nệm các kiểu làm vướng chỗ trẻ ngủ. Ngoài việc đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ đúng tư thế, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Không đặt trẻ sơ sinh ngủ trên các bề mặt mềm, lún như đệm nước, gối mềm, chăn bông dày.

– Không để trẻ sơ sinh ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh.

– Không để trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ trong cùng một giường.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú.

Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ

Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu như bé được bú no. Bạn cần biết trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được ít thôi.

Điều này có nghĩa là bé cần thức giấc sau vài giờ một lần để bú (trong đa số trường hợp là 3-4 tiếng đồng hồ bé sẽ thức dậy bú một lần). Bạn không cần phải đánh thức con để bú trừ khi bác sỹ đề nghị. Bé sẽ tự thức dậy bú mẹ, sau đó no nê lại ngủ tiếp.

Tuy nhiên, cần nắm rõ công thức của bé là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Vì nếu vậy, bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể đánh thức con, cho con bú, sau đó một lúc mới đặt bé ngủ lại.

Giữ vệ sinh chỗ ngủ của trẻ

Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi.

cách kê gối cho trẻ
Với mùa hè, các mẹ nên nhớ bật điều hoà cho con từ 28-29 độ C, có kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi, khô da cho con.

Việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được.

Vì vậy nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp. Bạn cần nhớ là trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé luôn được ổn định nhưng khi chào đời thì nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ bé đã quen trong bụng mẹ.

Vì vậy, nhiễm lạnh trong giai đoạn này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé không ngủ ngon mà còn dễ khiến bé bị cảm lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Cần dỗ dành khi trẻ khóc đêm

Nhiều bà mẹ có con lần đầu thường băn khoăn khi thấy bé ngủ thì không sao, hễ thức dậy là khóc ngay. Thật ra, nếu bạn có kinh nghiệm hơn và quan sát kỹ thì sẽ thấy không phải tự nhiên bé khóc.

Mỗi trẻ sơ sinh sau khi thức dậy, đều có một khoảng lặng đặc thù. Đây là thời điểm bé vừa rời khỏi giấc ngủ và chuyển tiếp sang trạng thái thức. Bé sẽ nằm im lặng nhưng bắt đầu mở mắt và nhận biết môi trường. Thường thì bé sẽ nhìn chằm chằm vào mọi thứ xung quanh và có phản ứng trước những tiếng động hay chuyển động trong phòng nếu có.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x