Thai giáo bằng âm nhạc có thể rèn luyện sự nhạy cảm của thai nhi với âm nhạc và mĩ thuật, tạo cho bé một ấn tượng “sâu sắc”, tạo ấn tượng về một thế giới hòa bình, yên ổn và có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, việc áp dụng thai giáo không phù hợp sẽ có tác dụng ngược lại với thai nhi. Nếu không tin thì các mẹ có thể xem xét kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học đưa ra dưới đây.
Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu thính lực người Anh đã thực hiện nghiên cứu như sau: ông cho những người phụ nữ mang thai nghe những bản nhạc cổ điển và gioa hưởng khác nhau.
Kết quả cho thấy, những đứa trẻ được nghe nhạc cổ điển thì có tính cách hòa nhã và ổn định hơn, còn những đứa trẻ nghe âm nhạc giao hưởng thì hay tỏ ra hoảng hốt và sợ hãi hơn.
Vào năm 1993, một nghiên cứu khác được tiến hành như sau: phân âm thanh ra làm bốn laoij là tiếng ồn, những bản nhạc dành cho piano cảu Beethoven, nhạc rock và nhạc pop.
Sau đó cho một thai phụ lần lượt nghe cả 4 loại âm nhạc đó. Theo kết quả đo bằng máy, tiếng nhạc piano của Beethoven và nhạc pop khiến cho nhịp tim của những thai nhi 38 tuần tuổi đập chậm hơn, có thể thu hút sự chú ý của thai nhi và khiến thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngược lại, nhạc rock không thu hút được sự chú ý của thai nhi, mà còn làm cho tâm trạng chúng căng thẳng hơn.
Từ đó rút ra điều kiêng kị thứ nhất của thai giáo bằng âm nhạc là: Tiếng ồn và những thể loại âm nhạc quá sôi động, không có tiết tấu rõ ràng. Những bản nhạc có tiết tấu quá nhanh cũng không có lợi cho thai nhi.
Thứ hai, không được để âm lượng quá to, sẽ khiến thai nhi cảm thấy bồn chồn, hưng phấn không yên và gây tổn hại đến thính giác của bé.
Thứ ba, thai giáo bằng âm nhạc cần phải được tiến hành thường xuyên và đòi hỏi cha mẹ phải có tính kiên trì.
Thứ tư, không tiến hành thai giáo bằng âm nhạc trong môi trường ồn ào.
Thứ năm, thời gian thực hiện thai giáo bằng âm nhạc chỉ nên kéo dài 3-5 phút/ngày, nếu quá dài thì sẽ không có hiệu quả. Có một số trường hợp như sau, người mẹ đến bệnh viện hỏi bác sĩ vì sao đứa con mấy tháng tuổi của mình vẫn chưa thể phân biệt được ngày và đêm.
Ban ngày bé rất ngoan, ngủ rất ngon nhưng cứ đến tối là thức mãi không chịu ngủ. Hai vợ chồng ban ngày phải đi làm, tối lại phải trông con nên rất mệt mỏi.
Sau khi hỏi kĩ, bác sĩ mới biết là khi còn mang thai, người phụ nữ này rất chú trọng thai giáo bằng âm nhạc cho con, nhưng vì ban ngày còn phải đi làm nên buổi tối cô mới có thời gian cho con nghe nhạc.
Trong lúc nghe nhạc, cô thường mệt quá mà ngủ quên đi, kết quả là để cho thai nhi nghe nhạc cả đêm. Dần dần, đồng hồ sinh học của thai nhi bị đảo lôn và vẫn giữ thói quen ngày ngủ, đêm chơi cho đến khi ra đời.
Do đó, chú trọng thời gian trong thai giáo là một yếu tố rất quan trọng.
Thứ sáu, lựa chọn tài liệu thai giáo phù hợp với tính cách của thai nhi. Ví dụ, nếu thai nhi có tính cách hiển hành, nhút nhát (bình thường mẹ cũng có thể cảm nhận được) thì nên chọn âm nhạc có giai điệu vui vẻ, tiết tấu nhanh để thai nhi “hưng phấn” hơn.
Ngược lại, với thai nhi vốn đã hiếu động và nghịch ngợm thì nên chọn âm nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng để thai nhi “bình tĩnh” lại. Những thể loại âm nhạc phù hợp sẽ có tác dụng tốt cho tính cách của thai nhi.
Biên soạn: Cate Leya