Những bầu vú đặc biệt và cách xử lí nứt, xước đầu vú

bầu vú đặc biệt

Biên soạn: Cate Leya

Một số phụ nữ có bầu vú đặc biệt như bầu vú chảy xệ, bầu vú nhỏ và bằng phẳng, đầu vú to hoặc lõm vào trong,… Với những bầu vú đặc biệt này, khi cho bé bú, người mẹ cũng cần chú ý.

Các kiểu bầu vú đặc biệt

Bầu vú chảy xệ

Cả bầu vú xệ xuống, nhưng đầu vú lại ngỏng cao. Bầu vú chảy xệ khiến tuyến dẫn sữa bị chèn ép, một phần sữa bị tích tụ ở phía dưới bầu vú, không có lợi cho việc bé mút sữa và dễ tắc tia sữa gây sưng, viêm tuyến sữa.

Cho bé bú sữa mẹ đúng cách là dùng tay nâng bầu vú lên để giúp tuyến sữa và đầu vú cân bằng, giúp bé bú cạn bầu sữa.

Bầu vú nhỏ, bằng phẳng

Thường gặp ở những người mẹ có cơ thể gầy yếu và ngực phẳng, bầu vú nhỏ, đầu ti bằng, khiến bé gặp khó khăn trong việc mút.

Trước khi cho bé bú sữa nên chườm nóng và mát xa bầu vú, đồng thời dùng sức kéo đầu vú ra ngoài, sau đó nghiêng người về phía trước giúp bé mút dễ dàng hơn.

Đầu vú to

Đường kính đầu vú của mẹ hơn 1.5cm được gọi là đầu tú to.

Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng hai ngón tay kẹp vào đầu vú và vê nhiều lần. Khi cho bé bú, mẹ nên dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa kẹp đầu vú sau đó cho vào miệng bé.

Đâu ti lõm vào trong

Thông thường, đầu vú cao hơn bầu vú 1.5 – 2cm. Đầu vú mẹ lõm vào trong thường xảy ra ở các trường hợp sau:

– Đầu vú khá dẹt hoặc ngắn; đầu vú có hình dạng giống bị lõm vào trong giống cái rốn nhưng có thể kéo ra ngoài.

– Đầu vú lõm vào trong và không thể kéo ra ngoài.

Lúc đầu, việc cho bé bú gặp khó khăn, nhưng vẫn kiên trì. Cách làm như sau:

– Mỗi lần cho bé bú, mẹ dùng tay kéo nhẹ đầu ti và đưa vào miệng bé.

– Đầu vú lõm quá sâu thì không nên kéo mạnh ra.

– Nếu thực sự có cách nào để cho bé bú sữa mẹ, thì nên cai sữa sớm cho bé, tránh bị tắc tuyến sữa gây viêm nhiễm.

Cách đề phòng và xử lít nứt, xước đầu vú

Thông thường, phần da bên ngoài đầu vú có tính đàn hồi rất tốt, khi bé bú sữa sẽ không có cảm giác đau. Do việc chăm sóc đầu vú sau sinh không thích hợp, nên trong tuần đầu tiên cho bé bú mẹ có thể xảy ra tình trạng xước, nứt đầu vú.

Hoặc có thể do đầu vú lõm vào trong hay bằng phẳng, không được xử lí tốt trong thời kì mang thai, sau khi sinh, bé mút sữa khó khăn, phải dùng sức mút trong thời gian dài, đầu vú cũng dễ bị nứt, xước.

Có trường hợp đầu vú còn bị chảy máu. Do vậy khi bé mút sữa, người mẹ cảm thấy đau và không kiên trì cho bé bú cạn, gây tắc tia sữa, vi khuẩn xâm nhập vào chỗ bị nứt, xước đó, thậm chí gây ra viêm nhiễm, mưng mủ tuyến sữa.

Cách phòng ngừa

Sau khi mang thai từ 6 – 8 tháng, hàng ngày, thai phụ nên dùng khăn ấm lau sạch đầu vú nhiều lần giúp biểu bì căng, dày, co giãn tốt, giúp bé mút sữa dễ dàng.

Sau khi sinh, sản phụ cần vệ sinh đầu vú thường xuyên, dùng dầu thực vật hoặc dầu dừa chứa chất khoáng bôi vào đầu vú, không cho bé ngậm vú ngủ.

Các xử lí

Khử trùng đầu vú, bôi dầu gan cá. Nếu đầu vú nứt xước nặng thì có thể ngừng cho bé bú 48 tiếng. trong thời gian này, mẹ có thể vắt sữa ra cho bé ăn, đợi sau khi vết thương trên đầu vú liền miệng mới cho bé bú lại.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x