Đến tháng thứ tư, bé đã có ngoại hình rõ ràng của một con người. Tay chân, não bộ và hệ thần kinh đều phát triển đến một mức độ nhất định; đã có phản ứng với sự vuốt ve, vỗ về của mẹ; đã có nền tảng vững chắc cho việc tự lập hít thở sau khi chào đời. Các mẹ cũng không còn bị “nghén” dữ dội như trước nữa, nói chung là cuộc sống đã trở lại bình thường.
Khởi động kế hoạch thai giáo
Cho dù cơ thể không còn thon thả như thời con gái nhưng các mẹ cũng nên ăn mặc gọn gàng và đẹp hơn một chút. Ngoài ra, còn phải chú ý đến:
– Chế dộ dinh dưỡng hợp lí.
– Không nên ăn những thực phẩm đống gói và chế biến sẵn.
– Chú ý giữ sức khỏe, tránh để bị bệnh và cẩn thận khi uống thuốc.
– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan để thai nhi cũng được hưởng chung “niềm hạnh phúc” của mẹ.
– Hằng ngày, nên dành 1 chút thời gian để nói chyện với bé, xoa bụng, cho bé nghe nhạc, chính thức khởi động kế hoạch thai giáo.
Vận động phù hợp
Vào giai đoạn giữa của thai kì, các mẹ nên vận động hợp lí, điều này sẽ có lợi cho việc sinh con sau này. Việc làm này sẽ giúp các mẹ khống chế được cân nặng của mình, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, phòng tránh béo phì, rất có lợi cho thai nhi.
Định kì kiểm tra cân nặng
Từ tháng thứ tư, các mẹ sẽ mất dần cảm giác mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn của ốm nghén, khẩu vị ngày càng tốt hơn.
Nhiều mẹ vì lúc trước bị nghén nặng, không ăn uống được gì nên nhân cơ hội này bổ sung thêm dưỡng chất cho mình và thai nhi, thế là ra sức tẩm bổ mà không thấy rằng cân nặng của mình tăng quá nhanh, vươt cả mức tiêu chuẩn chung.
Thông thường, trọng lượng của mẹ tăng thêm khoảng 4-5kg trong nửa đầu thai kì và 8-9kg trong nửa cuối thai kì là được. Căn cứ theo tiêu chuẩn trên thì trong tháng này, các mẹ chỉ cần tăng thêm khoảng 0.5kg so với tháng thứ 3 là đủ.
Các mẹ nên đo cân nặng định kì vì điều này sẽ giúp xác định cân nặng của mình có bình thường hay không. Nếu tăng cân nhanh và nhiều quá thì sẽ dẫn đến hiện tượng phù thũng, thai nhi quá to, nước ối quá nhiều và sinh đôi. Ngược lại, nếu tăng cân quá chậm thì thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do thiếu chất.
Khi các mẹ tăng cân nhanh hoặc quá chậm thì cần nói với bác sĩ để tìm cách điều chỉnh lại.
Biên soạn: Cate Leya