Chỉ còn vài tuần nữa là thai nhi sẽ chào đời, chắc chắn bố sẽ cảm thấy rất háo hức và vui mừng, tuy nhiên, bố đường quên bên cạnh mình còn có mẹ nữa.
Nội dung bài viết
Giúp mẹ khắc phục hội chứng lo lắng tiền thai sản
Chỉ còn vài tuần nữa là thai nhi sẽ chào đời, chắc chắn bố sẽ cảm thấy rất háo hức và vui mừng, tuy nhiên, bố đừng quên bên cạnh mình còn có mẹ nữa. Sắp đến ngày sinh, chắc chắn mẹ cũng cảm thấy rất háo hức, tuy nhiên, trong lòng khó tránh khỏi những lo lắng và sợ hãi.
Bố hãy chủ động hỏi han và giúp mẹ điều chỉnh tâm trạng, khắc phục những lo lắng trước khi sinh con.
Giúp mẹ tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc sinh con, nói với mẹ sinh bé sớm hay muộn hai tuần so với ngày sự sinh là điều rất bình thường, không có gì phải lo lắng cả.
Kiểm tra trước khi sinh để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, nếu tất cả đều tốt đẹp thì các mẹ cũng có thêm tự tin.
Dịch chuyển sự chú ý: nếu các mẹ vẫn cảm thấy lo lắng thì bố có thể chuẩn bị một chút đồ ăn mà mẹ yêu thích, chuẩn bị những bản nhạc hay và dành thời gian đưa mẹ đi chơi. Những hoạt động này nhằm dịch chuyển sự chú ý của mẹ sang hướng khác và gạt bỏ bớt những cảm xúc tiêu cực.
Không nên để mẹ xem ti vi quá lâu
Rất nhiều ông chồng sau khi biết vợ có bầu thì xung phong đảm đương tất cả mọi viện trong gia đình, vừa đi làm về là xắn tay áo lên để nấu cơm, dọn nhà, giặt quần áo, không yêu cầu vợ làm bất cứ việc gì. Thật ra, xem tivi quá nhiều trong thời gian dài cũng không có lợi.
Một nghiên cứu trên những nhân viện phải làm việc nhiều trước màn hình tivi đã cho thấy, sức khỏe của những nhân viên đó kém hơn người bình thường. 90% những người phụ nữ đang mang thai xem tivi nhiều có những phản ứng không tốt thai kì, dễ bị sảy thai hoặc đẻ non, nếu nghiêm trọng thì có thể gây ra dị dạng thai nhi hoặc thai nhi phát triển không bình thường.
Trong thời gian xem tivi, màn hình CTR của ti vi không ngững chiếu lên màn hình tia X-quang mà mắt người không thể nhìn thấy được, một phần của tia này sẽ truyển ra phía bên ngoài tivi và ảnh hưởng không tốt nếu như mẹ ngồi trước màn hình tivi quá lâu.
Tia X-quang dễ dàng khiến thai nhi bị dị dạng, đặc biệt là thai nhi trong khoảng 1-3 tháng tuổi. Chính vì thế, nếu xem tivi thì các mẹ nên ngồi cách xa tivi ít nhất là 2m.
Màn hình tivi còn có thể phát ra tia cực tím có bước sóng dưới 400 micromet, tia cực tím này sẽ sản sinh ra khí ozone. Khi nồng độ ozone trong phòng cao hơn 1% sẽ khiến cho cổ họng bị khô, buồn ho, nhức đầu, mạch đập nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, khi xem tivi, nếu các mẹ ngồi trên ghế sofa mềm thì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết ở hai chân khiến cho tình trạng phù thũng càng nghiêm trọng hơn và khiến cho kinh mạch ở chân bị kéo căng ra.
Những tình tiết kịch tính hoặc rùng rợn trong phum cũng khiến cho thần kinh của mẹ bị kích thích, có thể gây ác mộng hoặc mất ngủ. Xem nhiều tivi cũng đồng nghĩa với việc đi ngủ muộn và ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, về lâu dài sẽ có hậu quả không tốt.
Do đó, bố phải luôn giám sát và nhắc nhở mẹ không nên xem tivi quá nhiều, phải chú ý vận động cơ thể hợp lí, hoặc làm một vài việc “lặt vặt”. Ví dụ như: nghe bố kể chuyện ở công ty, gập quần áo cho cả nhà, đan quần áo, khăn, tất cho bé, thêu hoặc làm đồ trang sức…Tóm lại là không nên để mẹ ngồi xem tivi quá lâu. Sauk hi mẹ xem tivi xong thì hãy nhắc mẹ rửa mặt.
Đưa mẹ đi khám thai
Khám thai có thể biết được tình trạng sức khỏe của hai mẹ con và phòng ngừa phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn. Từ tháng thứ 8 được gọi là giai đoạn cuối của thai kì, từ tháng thứ 8 đến trước tuần thứ 36, các mẹ nên đi khám thai 2 tuần 1 lần, từ tuần thứ 36 trở đi, ên đi khám thai mỗi tuần 1 lần.
Bố nên dành thời gian để đưa mẹ đi khám. Khi đi khám, nên tìm hiểu những vấn đề: Đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra xem có bị phù thũng hay không, cân nặng có tăng nhanh quá không, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe tim thai, phán đoán ngôi thai, giám sát thai nhi và kiểm tra nước tiểu.
Khi đủ 37 tuần, các mẹ phải xét nghiệm máu, kiểm tra máu đông, tổng cộng 4 nội dung, chức năng gan thận, làm điện tâm đồ, kiểm tra tình trạng thai nhi và chuẩn bị tốt cho quá trình sinh con.
Tuần thứ 38, siêu âm thai, đo chiều cao tử cung, chu vi bụng và bắt mạch để xem thai nhi to hay nhỏ, kiểm tra vùng chậy để xem thai nhi đã sẵn sàng chào đời chưa, mẹ có thể sinh thường hay phải sinh mổ.
Biên soạn: Cate Leya