Các mẹ thường hốt hoảng khi trẻ đi ngoài ra máu và lo sợ không biết đây là triệu chứng của bệnh gì? Trẻ đi ngoài ra máu là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Nhatkycuame.net sẽ cho bạn biết nguyên nhân cụ thể nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu, vì vậy rất dễ nhầm lẫn khi xác định chữa trị. Cha mẹ cần quan sát kỹ màu máu trong phân của trẻ để bác sỹ chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả. Trẻ có thể bị đại tiện ra máu khi mắc một số bệnh sau:
Bệnh lồng ruột
Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Trong trường hợp này, khi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sỹ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
Nếu ở trẻ em thì đi ngoài ra máu thường là xuất phát từ hiện tượng lồng ruột. Trẻ khóc thét đột ngột, nôn trớ, khoảng 5-6 giờ sau sẽ thấy hiện tượng đi ngoài ra máu. Bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi khi trẻ được đưa bến bệnh viện.
Trẻ đi ngoài ra máu do bị táo bón
Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:
– Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Chất xơ giúp phân mềm và dễ đi ngoài. Nếu trẻ không ăn đủ chất xơ, phân sẽ cứng và khó đi ngoài, dẫn đến táo bón.
– Thiếu nước: Nước giúp phân mềm và dễ đi ngoài. Nếu trẻ không uống đủ nước, phân sẽ cứng và khó đi ngoài, dẫn đến táo bón.
– Kiêng đi đại tiện: Khi trẻ nhịn đi đại tiện, phân sẽ tích tụ trong ruột, trở nên cứng và khó đi ngoài.
– Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột: Khi trẻ chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn sữa công thức hoặc thay đổi loại sữa công thức, trẻ có thể bị táo bón.
– Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, có thể gây táo bón.
– Các bệnh lý khác: Táo bón cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như thiểu năng tuyến giáp, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, …
Tùy theo nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp táo bón do chế độ ăn uống, bác sĩ sẽ khuyến cáo cha mẹ thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, tăng cường chất xơ và nước. Nếu táo bón do nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây táo bón.
Do bệnh trĩ
Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến cha mẹ lầm là bệnh kiết lị.
Đại tiện ra máu do nứt hậu môn
Vết nứt hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ ở độ tuổi đi học và thậm chí ngay cả ở người lớn. Các triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm: đau, căng thẳng hoặc rên la trong thời gian đi tiêu và máu đỏ tươi ở bên ngoài phân hoặc xuất hiện trên giấy vệ sinh.
Bệnh Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như trĩ, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột,… Biểu hiện của bệnh thường là đi đại tiện có máu kéo dài.
Polyp đại trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ do chảy máu kéo dài gây thiếu máu.
Để xác định chính xác bé bị đại tiện ra máu do đâu, bạn cần đưa bé đi khám để được biết nguyên nhân gây nên tình trạng trên cho bé. Bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý dựa trên nguyên nhân.
Cần làm gì khi trẻ nhỏ đi đại tiện ra máu?
Nếu trẻ bị đi ngoài ra máu ít ngoài ra không kèm theo các hiện tượng bất thường nào thì chỉ cần theo dõi đồng thời các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống của bé. Cần chú ý khuyến khích bé ăn nhiều chất xơ, uống nước,… Đồng thời thực hiện động tác xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.
Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ hàng ngày để tránh làm viêm nhiễm vùng da hậu môn. Chú ý vệ sinh hậu môn cho trẻ cả sau mỗi lần đại tiện. Khi vệ sinh cho trẻ cần chú ý vệ sinh theo chiều từ trước ra sau để tránh làm vi khuẩn ở hậu môn lan sang bộ phận sinh dục.
Trong trường hợp trẻ bị ra nhiều máu kèm theo các triệu chứng như bé đau bụng dữ dội, đi ngoài ra nhiều máu. Trong phân có lẫn dịch nhầy,…thì cần nhanh chóng đưa bé đi khám để có biện pháp khắc phục kịp thời. Tránh tùy tiện mua thuốc về chữa vì việc chữa đại tiện ra máu chỉ hiệu quả khi có kết quả thăm khám cụ thể.
Biên soạn: Cate Leya