Phật giáo có thuyết rằng, con người sau khi chết nếu không siêu thoát sẽ trở thành hồn ma vất vưởng. Nhiều người cho rằng đây là điều không có thật, tuy nhiên bản chất vấn đề có lẽ nên được cân nhắc kỹ.
Khái niệm linh hồn không được phần lớn các nhà khoa học thừa nhận, nhưng phần đông dân chúng vẫn luôn tin rằng một thực thể con người luôn tồn tại phần thể xác và tinh thần. Khi thể xác chết đi, phần tinh thần chính là linh hồn sẽ trở thành hồn ma. Tuy nhiên, Phật giáo quan niệm rằng, nếu cấp siêu độ cho các hồn ma này thì chúng sẽ được chuyển sinh.
Con đường chuyển sinh theo cách nhìn nhận của Phật giáo bao gồm 6 ngả: thiên, người, Atula, ngạ quỷ, súc sinh (động vật) và địa ngục. Con người sinh ra, chết đi và chuyển sinh, điều này trở thành một vòng luân hồi bất tận không điểm dừng. Đây chính là khái niệm lục đạo luân hồi được nhắc đến trong Phật giáo.
Như vậy, khi bắt đầu vào kiếp luân hồi con người sẽ có 6 lựa chọn, với con đường trở thành ngạ quỷ và súc sinh cũng nằm trong đó.
Kẻ cực kì tà ác lúc sinh thời rồi sẽ bị chuyển sinh vào địa ngục, người biết tích đức hành thiện sẽ được lên thiên đường, còn người không đủ uy đức thì tùy theo duyên nợ thiện ác mà phân định các con đường còn lại.
Thực ra, linh hồn chưa chuyển sinh trong Phật giáo không gọi là ma mà được gọi là “thân hữu trung” hay “thân âm trung”, tức người cõi âm; đây là một dạng linh hồn mang theo ít tinh khí của cơ thể.
Khoảng thời gian chời đợi cơ duyên chuyển sinh của người cõi âm thông thường là 49 ngày. Do đó, nếu trong khoảng thời gian này, họ nhận được Phật sự tốt đẹp từ người thân và bạn bè thì có thể có tác dụng nào đó cho việc chuyển sinh. Ví như cúng tài vật, làm từ thiện nhằm tích công đức giúp người đã khuất có thể siêu thoát mà được chuyển sinh vào nơi tốt.
Chính vì thế mà Phật giáo có nghi thức siêu độ vong linh. Khoảng thời gian tốt nhất cho việc siêu độ là trong 49 ngày sau khi người đó qua đời, nếu sau ngày đó thì mọi việc làm trên dương thế chỉ có thể tăng phúc phận mà không thể thay đổi nơi chuyển sinh.
Cụ thể tác dụng này có thể nói rõ như sau, ví như đối với người chuyên hành ác khi chuyển sinh có thể phải vào cõi súc sinh. Tuy nhiên, trong quá trình siêu độ, họ không chỉ được người thân chu toàn Phật sự, tích công đức mà còn được nghe Phật pháp qua những câu tụng kinh kệ nên nhân tâm cải biến và biết ăn năn, hướng thiện; từ đó mà con đường chuyển sinh có thể thay đổi, hoặc điều kiện sống dù là súc sinh nhưng vẫn tốt hơn (gặp được chủ tốt, gia đình khá giả,…). Nếu cấp siêu độ cho người sẽ được sinh ra trong cõi người thì họ có thể có được cuộc sống sung túc và thành đạt hơn, còn nếu lên cõi trời thì Phật vị đạt được sẽ không thấp, ngồi trên tòa sen nhiều tầng mà thụ nhận công đức.
Qua đó mới thấy, tất cả của cải, danh vọng, địa vị đều chỉ là vẻ ngoài. Đức hạnh mới là điều cốt lõi, đây cũng chính là hàm ý trong câu “hậu đức, tái vật”. Trung Quốc xưa và nay đều là một quốc gia giàu mạnh, tất cả cũng là từ sự tu dưỡng tinh thần, đạo đức được truyền thừa qua bao triều đại lẫy lừng. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc hiện nay đã suy đồi đạo đức, nếu không kịp thức tỉnh thì tương lai chờ đón thật kinh hoàng.
Trong bối cảnh nhiễu nhương, chiến tranh tham tàn, bạo loạn, dịch bệnh, thảm họa, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu thân, tích đức, không thể thuận theo xu thế suy đồi mà đánh mất lương tri. Tu luyện để viên mãn thành công thoát khỏi sự tàn bạo, trở về với bản ngã chân chính mới là mục tiêu theo đuổi thật sự của đời người. Đừng để cuộc đời trôi đi lãng phí. Luân hồi 6 ngả biết về ngả nào, nếu vào ngả quỷ ma, thì khi nào mới có thể tu hành.
Tổng hợp