Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thường kèm theo sốt, đau bụng, mệt mỏi và chán ăn. Để điều trị hiệu quả tiêu chảy ở trẻ, mẹ cần quan tâm đầu tiên đến việc bù nước cho trẻ sau đó là chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vậy trẻ bị đi ngoài nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều bà mẹ đặt ra trong quá trình chăm sóc con bị tiêu chảy.
Nội dung bài viết
Thực phẩm cho trẻ bị đi ngoài
Trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy mẹ sẽ nhận thất trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, vật vã với việc đi ngoài nhiều khiến trẻ không muốn ăn. Một số trường hợp trẻ đi ngoài nặng còn bị sốt, nôn trớ dẫn tới tình trạng uể oải, trẻ không thiết nuốt thức ăn.
Để điều trị bệnh đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng để trẻ phục hồi sức khỏe mẹ nên cho bé ăn các món cháo như cháo thịt, cháo cà rốt,… Các món cháo vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng có tác dụng bù nước giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe sau nhiều lần đi ngoài.
Một số nguồn thực phẩm dưới đây có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ như bánh mỳ nướng, ngũ cốc, khoai tây, cơm, mỳ, các thực phẩm giàu protein. Đây là nguồn thực phẩm bổ sung năng lượng và giúp trẻ lấy lại sức lực sau khi bị đi đại tiện quá nhiều.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn các trái cây như cà rốt (nấu chính), nước ép nhơ trắng, chuối và táo không đường. Các loại trái cây này giúp cơ thể giữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng. Đặc biệt chuối sẽ giúp phân của trẻ đặc, sệt hơn sau mỗi lần đi ngoài.
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý tránh cho trẻ bị tiêu chảy ăn những thực phẩm dưới đây:
– Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống sữa bò khi bé bị tiêu chảy. Thay vào đó hãy cho bé uống sữa đậu nành để cơ thể trẻ dễ hấp thu.
– Các sản phẩm từ sữa trừ sữa chua.
– Nước trái cây anh đào, mơ, lê.
– Đậu Hà lan.
– Nước ép mận hay mận khô.
– Nước táo ép. Táo tốt cho việc hạn chế tiêu chảy, tuy nhiên nước táo ép lại chứa một loại đường tự nhiên có tên là Sorbitol làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn
Món ăn điều trị trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài
Ngoài việc sử dụng thuốc tây hay men vi sinh cho trẻ bị đi ngoài. Mẹ có thể cho trẻ ăn các món ăn dân gian dưới đây để điều trị đi ngoài nhanh chóng và hiệu quả cho trẻ
– Mẹ cho bé ăn quả ổi xanh hoặc cho trẻ ăn búp lá ổi non kẹp với vỏ quýt, gừng sắc nước uống. Gừng có tác dụng làm ấm bụng giúp trẻ khỏi lạnh và giảm thiểu đau bụng, đi ngoài. Trong trái ổi có chứa liều lượng tanin cao có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả.
– Mẹ cho trẻ ăn hồng xiêm hoặc sắc lấy nước trái hồng xiêm xanh cho trẻ uống điều trị chứng tiêu chảy
– Hạt quả vải sấy khô, tán nhỏ pha nước cũng là bí quyết tuyệt vời trị tiêu chảy hiệu quả ở trẻ.
Với những bé sống dựa hoàn toàn hoặc một phần vào sữa mẹ, những loại thực phẩm mẹ ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa của bé:
Những loại thực phẩm mẹ nên tránh
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa bị coi là một trong số “nghi phạm” khiến bé bị đau bụng. Vì vậy, mẹ nên dừng ăn các thực phẩm từ sữa như sữa bò, phô mai và sữa chua.
Protein có trong sữa bò lưu trữ được vài tuần trong sữa mẹ nên các mẹ có thể phải kiên trì chờ đợi và tránh sử dụng loại sữa này trong một thời gian khi bé có dấu hiệu đau bụng.
Một số loại rau củ
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ. Tuy nhiên, việc mẹ ăn một số loại rau củ có thể làm bụng bé khó chịu, đầy hơi, khó tiêu.
Một số loại rau củ mẹ nên tránh gồm ớt xanh, cà chua, bắp cải, bông cải xanh và súp lơ. Ngoài ra, ngô hay hành cũng là một trong số thực phẩm mẹ nên hạn chế trong thời gian cho con bú.
Trái cây có múi
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho các mẹ đang nuôi con bú. Tuy nhiên, các loại trái cây có múi và chua như cam, chanh, quýt có thể làm bé bị chướng bụng, nôn trớ,…
Ngoài việc tránh ăn các loại hoa quả này, mẹ cũng không nên uống nước ép của chúng bởi trong đó vẫn chứa một lượng axit nhất định. Để cơ thể vẫn có được lượng vitamin C cần thiết, mẹ có thể thay thế những loại trái cây trên bằng một số loại hoa quả khác như đu đủ hay xoài..
Các loại hạt và lúa mì
Một số loại hạt hay các sản phẩm từ lúa mỳ (mỳ, bánh mỳ,…) cũng có thể gây ra dị ứng đối với hệ tiêu hóa của bé.
Các chất kích thích
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mẹ không nên ăn những thực phẩm hay đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, đồ ăn cay, sô cô la và rượu bởi chúng tác động không tốt tới hệ tiêu hóa của bé.
Gia vị cay
Khi mẹ ăn những loại gia vị như quế, hành, tỏi, ớt…, nguồn hương liệu này sẽ được chuyển hóa và gián tiếp hấp thu qua sữa mẹ. Những nguyên liệu này có vị cay sẽ khiến dạ dày của bé khó chịu và gây ra đau bụng.
Để tránh cho bé bị những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm này.
Các lưu ý khác
Khi bé có hiện tượng đau bụng, ngoài việc tránh ăn những thực phẩm kể trên, mẹ có thể áp dụng những cách khác để hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ví dụ, mẹ có thể bế và đu đưa bé nhẹ nhàng kết hợp với những lời hát ru, đặt một chiếc khăn ấm lên bụng bé để giảm bớt sự khó chịu hoặc cho bé ngậm núm vú giả.
Nếu không thực sự chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng của bé, mẹ nên nhờ tới sự trợ giúp của các y bác sỹ có kinh nghiệm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Biên soạn: Cate Leya