Những cách hạ sốt nhanh và an toàn nhất mà không cần dùng thuốc

website nhatkycuame.net

Nếu bạn hoặc con bạn đang bị sốt và bạn muốn hạ sốt ngay lập tức? Tuy nhiên, bạn không có điều kiện hoặc không muốn uống thuốc hạ sốt? Đừng lo lắng, dưới đây là những cách hữu hiệu để hạ sốt mà không cần dùng đến thuốc đấy. Việc bị sốt không nghiêm trọng như bạn tưởng, ngược lại nó còn mang lại một số lợi ích cho cơ thể.

Thật ra, việc bị sốt không nghiêm trọng như bạn tưởng, ngược lại nó còn mang lại một số lợi ích cho cơ thể. Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Cơn sốt sẽ khích thích hệ miễn dịch và tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm. Tuy nhiên, bị sốt ở nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn hay con bạn. Dưới đây sẽ là vài phương pháp để hạ sốt mà không cần dùng thuốc:

Phương pháp hạ nhiệt

Tắm trong nước ấm hoặc hơi ấm ấm

Chuẩn bị một bồn tắm nước ấm, người bị sốt sẽ được thư giãn khi nhiệt độ của nước giảm dần và chẫm rãi. Khi đó người ốm có thể hạ sốt một cách từ từ. Không nên dùng nước quá mát để hạ sốt, việc này sẽ dẫn đến làm cơ thể bị mất nhiệt quá nhanh và gây ra tác dụng ngược lại.

Đi tất ướt

Phương pháp này sử dụng tốt nhất vào ban đêm khi bạn nghỉ ngơi trên giường. Dùng loại tất cotton dài qua mắt cá và làm ướt tất trong nước lạnh. Vắt sạch nước và đeo tất vào. Lấy một chiếc tất len khác và đeo nó bên ngoài đôi tất cotton để cách nhiệt.

– Trẻ nhỏ thường sẽ thích phương pháp này vì nó làm cho trẻ thấy dễ chịu khi làm mát ngay lập tức.

– Phương pháp này dựa trên nguyên lí bàn chân lạnh sẽ khích thích máu lưu thông, tăng phản ứng từ hệ thống miễn dịch.

Sử dụng khăn ướt

Dùng một hoặc hai chiếc khăn mặt và gấp theo chiều dọc, ngâm khăn trong nước lạnh hoặc nước đá. Sau đó vắt nước trong khăn và đắp lên đầu, quanh cổ, mắt cá chân và cổ tay. Không nên dùng quá nhiều khăn nếu bạn không muốn bị hạ nhiệt quá nhanh.

Lấy khăn ra khỏi người khi không còn mát và có thể giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn lặp lại quá trình này thường xuyên nếu cần thiết.

Phương pháp Điều chỉnh chế độ ăn để giảm sốt

Cắt bớt khẩu phần ăn

Nghe có thể kì cục nhưng theo những nghiên cứu khoa học gần đây thì bạn sẽ tiêu tốn năng lượng của cơ thể để tiêu hóa thức ăn trong khi nguồn năng lượng đó có thể dùng để kiểm soát sự nhiễm trùng gây ra cơn sốt.

Ăn nhẹ bằng trái cây tốt cho sức khỏe.

Chọn trái cây như dâu, dưa hấu, cam, dưa đỏ. Những giàu vitamin C, có thể giúp chống nhiễm trùng và hạ sốt. Chúng cũng sẽ giúp giữ cho cơ thể đủ nước.

Tránh những thức ăn nặng, béo hoặc các loại thực phẩm nhiều dầu như thực phẩm nướng hoặc chiên. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như cánh gà, pepperoni, hoặc xúc xích.

Ăn các loại canh

Bạn có thể ăn canh gà riêng hoặc có thể ăn canh gà với cơm và một số loại rau củ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canh gà có thể thực sự có tính chất dược liệu. Canh gà cũng sẽ giúp giữ cho cơ thể đủ nước.

Uống thật nhiều nước

Sốt dẫn đến việc bạn bị mất nước và điều này làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi. Tránh mất nước bằng cách uống nhiều nước hoặc các dung dịch bù nước như CeraLyte, Pedialyte.

Đối với trẻ nhỏ thì nên để ý thời gian thay tã hay mức độ thường xuyên phải đi tiểu.

Đối với mẹ cho con bú, bạn nên đi tiều càng nhiều càng tốt trong khi nên ăn thêm thức ăn và uống nhiều nước.

Uống các loại trà thảo dược giảm sốt

Bạn có thể dễ dàng mua các loại trà này và tự làm cho bản thân. Chỉ cần thêm một muỗng cà phê thảo dược khô cho mỗi cốc nước. Cho trà thảo dược trong nước đã đun sôi trong 5 phút và cho thêm chanh hoặc mật ông nếu muốn.

Tránh thêm sữa, vì các sản phẩm sữa có xu hướng làm tăng sự sung huyết. Đối với trẻ nhỏ, giảm thảo mộc xuống ½ thìa và để cho trẻ sử dụng khi đã nguội. Không sử dụng các loại trà với trẻ sơ sinh.

Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc sau đây để làm trà:

– Vỏ cây liễu trắng

– Bạc hà hoặc bạc hà

– Cây kim chẩn thảo

– Cây hoa bài

– Lá mâm xôi

– Gừng

– Rau oregano

– Cây xạ hương

Nhận biết khi nào trẻ cần đi khám

Nhận biết khi nào bạn cần gọi bác sĩ

Nhiệt độ cơ thể có thể khác nhau tùy thời điểm trong ngày, nhưng thông thường, nó sẽ ở mức 37 độ C. Nếu nhiệt độ của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi khi đo tại hậu môn là từ 38 độ C trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đối với trẻ em nói chung, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức 40 độ C trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi hoặc hơn, nhiệt độ cơ thể ở mức trên 39,4 độ C cũng là dấu hiệu cần được thăm khám. Nếu trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng sau đây, hãy gọi bác sĩ hoặc cấp cứu càng sớm càng tốt:

– Trông mệt mỏi và không muốn ăn

– Quấy khóc

– Lơ mơ

– Có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng (mưng mủ, chảy mủ, sưng đỏ)

– Co giật

– Sưng họng, phát ban, đau đầu, cứng cổ, đau tai

– Một số dấu hiệu hiếm hơn, cần được theo dõi và xử lý ngay: trẻ khóc ré lên hoặc nghe giống tiếng kêu của hải cẩu, khó thở hoặc bị tím, quanh miệng, đầu ngón tay hoặc ngón chân, thóp của em bé bị sưng, yếu ớt hoặc lờ đờ.

Chú ý các dấu hiệu mất nước

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu mất nước nhẹ, đặc biệt là ở những em bé sơ sinh. Hiện tượng mất nước trầm trọng sẽ tới rất nhanh. Dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm:

– Miệng khô, môi bị dính hoặc nẻ hoặc hiện tượng tương tự ở mắt em bé

– Lơ mơ, quấy khóc hoặc mệt mỏi hơn bình thường

– Khát nước (để ý hành động liếm môi hoặc mím môi ở trẻ sơ sinh)

– Lượng nước tiểu bị giảm

– Tã khô (Trẻ sơ sinh thường sẽ phải thay tã khoảng 3 tiếng một lần. Nếu sau 3 tiếng, tã vẫn khô, có thể trẻ đã bị mất nước. Hãy tiếp tục cho trẻ uống nước và kiểm tra lại sau 1 tiếng nữa. Nếu tã vẫn khô, bạn phải gọi bác sĩ)

– Nước tiểu sẫm màu

– Khi khóc, nước mắt chảy ra ít hoặc không có

– Da khô (cấu nhẹ mu bàn tay của trẻ ở phần da mềm. Nếu em bé không bị mất nước, da sẽ lập tức trở về trạng thái bình thường)

– Táo bón

– Cảm thấy chóng mặc hoặc lâng lâng

Nhận biết các dấu hiệu mất nước trầm trọng

Nếu bạn thấy những triệu chứng sau, hãy gọi cấp cứu và bác sĩ ngay lập tức. Các triệu chứng mất nước trầm trọng bao gồm:

– Rất khát nước, quấy khóc hoặc lờ đờ đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (Đối với người lớn, dấu hiệu này thường là khó chịu và không tỉnh táo)

– Miệng, da và niêm mạc quanh miệng/mắt rất khô

– Khi khóc, không thấy có nước mắt

– Da không trở về trạng thái ban đầu sau khi bị cấu nhẹ lên

– Lượng nước tiểu bị giảm và sẫm màu hơn bình thường

– Mắt trũng (hoặc có quầng thâm dưới mắt)

– Ở trẻ sơ sinh, thóp sẽ bị trũng xuống.

– Tim đập nhanh và/hoặc thở gấp

– Sốt

Để ý hiện tượng co giật do sốt ở trẻ sơ sinh.

Hiện tượng này xảy ra ở trẻ sơ sinh khi bị sốt cao. Dù rất đáng sợ nhưng nó trôi qua rất nhanh và không gây tổn hại gì tới não hoặc những tổn thương nặng nề khác. Co giật do sốt cao thường xảy ra với trẻ em từ 6 tháng tuổi tới 5 tuổi. Hiện tượng này có thể tái diễn những rất hiếm xảy ra sau khi trẻ đã hơn 5 tuổi. Nếu trẻ bị co giật do sốt cao:

– Đảm bảo không có những vật sắc nhọn hoặc bậc thang ở gần trẻ để tránh bị thương.

– Không ôm hoặc cố ghì chặt trẻ.

– Đặt trẻ hoặc em bé nằm nghiêng hoặc sấp.

– Nếu cơn co giật diễn ra trên 10 phút, hãy gọi cấp cứu để kiểm tra cho trẻ (nhất là khi trẻ bị cứng cổ, nôn mửa, bơ phờ hoặc ngất xỉu).

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one