Tìm hiểu các mốc phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng là cơ sở để cha mẹ tham khảo và điều chỉnh lịch ăn uống, giúp bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Hãy cùng Nhatkycuame.net tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- 2 Giai đoạn 2 tháng tuổi
- 3 Mốc cân nặng của bé khi 3 tháng tuổi
- 4 Giai đoạn 4 tháng tuổi
- 5 Giai đoạn 5 tháng tuổi
- 6 Giai đoạn 6 tháng tuổi
- 7 Giai đoạn 7 tháng tuổi
- 8 Mốc cân nặng của bé khi 8 tháng tuổi
- 9 Giai đoạn 9 tháng tuổi
- 10 Giai đoạn 10 tháng tuổi
- 11 Giai đoạn 11-12 tháng tuổi
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Cho tới khi 6 tháng tuổi, bé cao khoảng 2,54cm mỗi tháng và tăng khoảng 142-198g mỗi tuần. Nếu việc ăn uống tốt, bé sẽ đều đặn tăng cân.
Thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Số lần ăn không chính xác và cũng khó để định lượng bé nên uống bao nhiêu sữa mỗi cữ bú. Giai đoạn này, bé nên ăn từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc 2-3 tiếng/lần.
Giai đoạn 2 tháng tuổi
Bé nên đều đặn tăng cân hàng tuần. Nếu bạn sợ bé không có dấu hiệu tăng cân, hãy xem xét kỹ hơn lượng sữa mẹ bé bú mỗi cữ bằng cách hút sữa vào bình cho bé. Một số trường hợp là do bé ngậm ti mẹ không đúng cách hoặc bạn có thể không đủ sữa.
Mốc cân nặng của bé khi 3 tháng tuổi
Giai đoạn này, cân nặng của bé sẽ bắt đầu chuyển từ tăng đều đặn 170g/tuần xuống còn dưới 113g/tuần. Điều này có nghĩa là cả tháng, bé sẽ tăng khoảng 907g và duy trì con số này trong các tháng tiếp theo cho tới khi được 7 tháng tuổi.
Thức ăn chính vẫn là sữa mẹ. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn đặc hơn như bột ngũ cốc trẻ em.
Giai đoạn 4 tháng tuổi
Thời điểm này, bé có thể có những dấu hiệu cho thấy đã sẵn sàng để nếm thức ăn khác ngoài sữa mẹ như giữ được đầu thẳng, có thể ngồi nếu được trợ giúp, tỏ ra thích thú khi nhìn bạn ăn,… Quá trình chuyển đổi này rất nhạy cảm, do đó, không ép buộc nếu bé chưa sẵn sàng.
Dù vậy, đừng nhầm lẫn việc bé phun thức ăn là do không thích loại thức ăn đó. Việc phun thức ăn có thể đạt tới đỉnh điểm ở giai đoạn 4 tháng tuổi và sẽ kết thúc khi bé 7 tháng tuổi.
Thức ăn cho bé gồm sữa mẹ vẫn là chính, thêm trái cây và sau đó là rau. Các bé thích ăn trái cây thường không ghét rau. Bạn cũng có thể bắt đầu giới thiệu những loại thức ăn phù hợp với bé như bột ngũ cốc và chuẩn bị tâm lý chào đón những chiếc răng đầu tiên của bé.
Giai đoạn 5 tháng tuổi
Cho tới 5-6 tháng tuổi, cân nặng của bé nên gấp đôi cân nặng lúc chào đời. Thời điểm này, bạn cũng nên đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát để xem liệu bé có bị thiếu cân không và tìm cách khắc phục.
Thức ăn của bé gồm sữa mẹ, trái cây, rau. Nếu bé thích ăn vài lát chuối, có thể bé sẽ không ngoảnh mặt với một miếng cà rốt luộc chín.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ cao thêm 1,27cm/tháng và tăng thêm 85-142g/tuần.
Thức ăn của bé gồm sữa mẹ, rau, trái cây, sau đó thêm thịt nghiền nhuyễn như bột. Tiêu chảy hoặc nổi mẩn đỏ là dấu hiệu cho thấy khả năng dị ứng thức ăn của bé. Thông thường, bé phải được tiếp xúc với một loại đồ ăn khoảng 7 lần mới có thể ổn định khẩu vị dành cho loại đồ ăn đó.
Giai đoạn 7 tháng tuổi
Cân nặng của bé vẫn tăng đều đặn khoảng 907g/tháng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi nếu bé yêu của bạn không tăng khoảng 907-1.360g ở tháng này và các tháng tiếp sau.
Thêm vào thực đơn sữa mẹ/sữa công thức các món như thịt xay, rau, trái cây. Giai đoạn này, bé có thể ăn thức ăn đặc khá tốt. Do đó, hãy chuẩn bị vài lát nhỏ trái cây hoặc rau cho bé nhấm nháp.
Mốc cân nặng của bé khi 8 tháng tuổi
Cân nặng sẽ vẫn tăng để đảm bảo khi 1 tuổi, bé nặng gấp 3 lần so với lúc chào đời.
Thức ăn chính ngoài sữa mẹ/sữa công thức còn có những đồ ăn giúp bé bốc được. Nếu bé chưa quen, vẫn cho bé ăn rau và trái cây xay nhuyễn, thêm một ít thịt thái mỏng.
Giai đoạn 9 tháng tuổi
Để duy trì tốc độ tăng cân, cho bé thưởng thức đồ ăn vặt nhẹ nhàng như chút trứng bác, rau hấp xắt khúc hoặc vài mẩu bánh mì nhỏ cách 2-4 tiếng/lần. Bé phản ứng tốt với mấy đồ ăn phụ này có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và có lịch trình tăng cân lành mạnh.
Giai đoạn này, bé nên ăn ngũ cốc trẻ em, trái cây xắt miếng như chuối cùng với rau và thịt nghiền nhuyễn hoặc hấp thật mềm.
Giai đoạn 10 tháng tuổi
Khi bé vận động nhiều hơn, cân nặng có xu hướng ổn định. Hoạt động bò, trườn đốt cháy nhiều calo, do đó, đừng trông mong bé tăng cân nhiều hơn 454-907g giai đoạn này.
Bé có thể đã cảm thấy quen với việc bốc, cầm thức ăn. Có thể cho bé ăn thêm rau lá xanh hay trái cây cứng hơn như táo xắt miếng mỏng và mì sợi nhỏ. Giai đoạn này, bé vẫn duy trì ăn sữa mẹ/sữa công thức.
Xem thêm: Những loại sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn 11-12 tháng tuổi
Bé yêu sẽ sớm chập chững những bước đi đầu tiên. Hai tháng này sẽ chứng tỏ nỗ lực lớn lao của bạn có được tưởng thưởng xứng đáng hay không. Cữ ăn đêm của bé chưa hoàn toàn biến mất nhưng giảm dần. Cho tới khi tròn 1 tuổi, cân nặng của bé có thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.
Biên soạn: Cate Leya