Thời gian mang thai, các bà bầu thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó đau bụng tiêu chảy là tình trạng thường gặp nhất ở bà bầu. Đau bụng tiêu chảy không chỉ gây khó chịu ở bà bầu mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ bầu làm gì khi bị tiêu chảy? Hãy cùng nhatkycuame.net tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho bà bầu là do các vi khuẩn ở đường tiêu hóa thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, đồ uống. Những nguyên nhân cụ thể như sau:
– Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
– Các virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
– Các ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
– Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
– Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
– Hiện tượng tiêu chảy gây ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
– Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.
Mẹ bầu làm gì khi bị tiêu chảy có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.
Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.
Cách chữa trị đau bụng tiêu chảy ở bà bầu
Điều đầu tiên, mẹ bầu cần phải đi khám sức khỏe nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt các bà bầu không nên tự ý mua thuốc uống. Đau bụng tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp.
Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas,… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
Đau bụng tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Các mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Mẹ bầu nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, thường xuyên tham gia các lớp sinh hoạt dành cho bà bầu, tập luyện thể dục, thường xuyên đi bộ.
Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái,…
Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây,… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
Biên soạn: Cate Leya