Lưu ý về thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng khi trẻ được 1 tuổi theo các bà mẹ phương Tây

website nhatkycuame.net

Trước khi bé được một tuổi, bé cần được tập ăn những thức ăn mà cả gia đình đang ăn. Hãy để bé tập ăn kiểu ăn của gia đình và đừng cố nấu món cho bé khác với cho cả nhà để tránh việc bé trở nên kén ăn sau này. Dưới đây là một số lưu ý khi cho bé ăn của các bà mẹ Mỹ, các bạn hãy cùng tham khảo.

Hàng ngày, bé nên được ăn đủ tinh bột, trái cây, rau, thịt, cá và sữa cũng như chất béo và các loại dầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Yêu cầu dinh dưỡng cho các bữa ăn trong ngày

– Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày của bé. Nếu bé đã được cho bú từ tối hôm trước hoặc uống no cả bình sữa, bé sẽ không muốn ăn sáng. Cách tốt nhất để tạo hứng thú cho bé dừng việc cho bé bú sữa vào giữa đêm. Ngũ cốc ăn kèm sữa, bánh mì nướng ăn kèm mứt và trái cây sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho mỗi buổi sáng của bé.

– Bữa nhẹ giữa sáng có thể là một số món ăn vặt như trái cây tươi, phô mai và một ly nước. Một ly nước trái cây pha loãng mỗi ngày với tỷ lệ 1/3 hay ½ là đủ. Trái cây tươi là cách rất tốt để bổ sung chất sơ và vitamin.

– Bữa trưa cho bé cần sớm một chút, khoảng 11-11 giờ 30 là lý tưởng. Ta nên cung cấp protein cho bé bằng thịt, trứng hoặc cá ăn cùng với rau và bánh mì. Một ly sữa, phô mai hoặc sữa chua hoặc các sản phẩm khác từ sữa sẽ cung cấp thêm can-xi cho bé.

– Bữa chiều nên giống với bữa giữa buổi sáng cả về số lượng lẫn loại thức ăn, có thể là một miếng trái cây khác loại, phô mai hoặc bánh hoặc sa-lát rau cùng với một ly nước là lý tưởng cho bé.

– Bữa tối cần có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì. Hãy cố cho bé ăn trước khi bé mệt mỏi và ngay khi bé cảm thấy đói. Cho bé uống một ly sữa sau bữa tối nếu thấy món này không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé vào ngày mai. Ba hoặc bốn lần uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa một ngày là đủ đối với bé. Bé từ 1-3 tuổi sẽ có đủ khoảng 500mg/ngày, theo tiêu chuẩn RDI (Recommended Daily Intake)

Những điều cần lưu ý về thức ăn của bé

– Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó…

– Không cho bé uống đồ uống có cafein

– Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.

– Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.

– Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé.

– Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.

– Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại

– Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn. Với bé mới biết đi, cha mẹ nên ngồi trông bé ăn bất kể đó là loại thức ăn nào.

– Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó. Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.

– Hãy để ý khi sử dụng những món ăn nhẹ như mật ong, mứt và các loại khác khác vì chúng có thể hạn chế dinh dưỡng của bữa ăn. Những loại đồ ăn có nhiều năng lượng như bánh quy, khoai chiên, các loại kẹo thanh, kẹo mút, sữa pha mùi, bánh và bánh nướng có thể có tác động xấu lên chế độ dinh dưỡng của bé cũng như làm bé chán ăn những bữa chính vì đã nạp vào quá nhiều năng lượng ở các món trên.

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one