Khoáng chất có vai trò gì đối với sự phát triển của trẻ nhỏ?

website nhatkycuame.net

Bạn vẫn hay nghe các bác sỹ hay đơn giản là những quảng cáo trên TV nói về vai trò của khoáng chất rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng bạn đã biết khoáng chất là gì chưa? Khoáng chất gồm có gì và có vai trò như thế nào? Nhatkycuame.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Khoáng chất là gì?

Khoáng chất là các chất vô cơ, chuyển hóa thành thực phẩm qua quá trình tích hợp vào đất và thực vật, động vật. Chúng ta hấp thu các loại khoáng chất bằng cách ăn các loại đó. Có hơn 20 loại khoáng chất cần cho cơ thể trẻ em.

Phân loại

Về phương diện dinh dưỡng, khoáng chất được chia ra làm hai nhóm, căn cứ theo nhu cầu của cơ thể:

– Vĩ khoáng (macromineral) hay khoáng chất đa lượng đó là: Calci, phospho, sulfur, magnesium và ba chất điện phân natri, chlor và kali.

– Vi khoáng (microminerals) hay khoáng chất vi lượng như là: Sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron…

Vai trò của khoáng chất

– Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương.

–  Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học.

–  Để làm chất xúc tác chế biến diếu tố (enzyme).

–  Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào.

–  Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể.

–  Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.

Trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất dưới dạng thực phẩm phụ và cũng không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn (megadose).

Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, sinh tố, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác, rất là phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.

Hậu quả thiếu khoáng chất

– Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng của trẻ.

– Trầm cảm, lo âu.

– Tăng trưởng hoặc xương yếu.

– Đau nhức bắp thịt, khớp xương.

– Rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn.

Các loại khoáng chất

Sắt

Sắt giúp cơ thể bé có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, sắt còn có chức năng hình thành hồng cầu và khiến hồng cầu có màu đỏ. Sắt đảm nhiệm vai trò trong việc phát triển thể chất, trí não và tinh thần cho trẻ nhỏ.

Vì sao bé cần: Sắt quan trọng cho sự phát triển của não bộ – nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn đến khiếm khuyết trong tư duy và vận động của trẻ.

Các bé sơ sinh khi ra đời đều có một nguồn dự trữ sắt dồi dào, thường đủ cho nhu cầu của bé trong 4-6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, các bé sinh non có thể thiết hụt một phần hoặc toàn bộ dự trữ sắt quan trọng được tích lũy trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Điều này, cùng với việc nhịp tăng trưởng có thể làm cạn kiệt nguồn sắt dự trữ của bé sinh non chỉ trong 2-3 tháng.

Liều lượng hàng ngày: Sữa công thức đã chứa lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của bé trong năm đầu đời, nhưng sữa mẹ thì không được bổ sung khoáng chất này. Đó là lý do vì sao phụ huynh cần cho bé làm quen với thực phẩm giàu sắt sớm trong nửa sau của năm đầu đời, khi bé bắt đầu ăn dặm. Từ 7-12 tháng tuổi, bé cần 11mg nguyên tố sắt mỗi ngày, và từ 1-3 tuổi, liều lượng giảm còn 7mg/ngày.

Cung cấp cho bé: Sau 6 tháng tuổi, bạn có thể chọn bột ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng để làm thức ăn dặm đầu tiên cho bé, với 2 khẩu phần mỗi ngày (mỗi khẩu phần khoảng 15g) để cung cấp 11mg sắt.

Nguồn sắt trong loại thực phẩm: Thịt và cá là các nguồn cung cấp sắt tự nhiên, bạn có thể cho bé ăn thêm thịt bò, gà và cá. Một số nguồn cung cấp sắt khác gồm có: quả bơ, khoai tây, bông cải xanh, trứng, đậu nành và rau bó xôi, trứng, cá, thịt bò, gan, các loại rau xanh đậm là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho trẻ.

Acid folic

Axit folic giữ vai trò hình thành tế bào hồng cầu và giúp đảm bảo một hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ.

Do đó, cho con ăn thực phẩm cho chứa acid folic có thể giúp bé thông minh, tránh những nguy cơ dị tật ống thần kinh và bệnh tự kỉ.

Mẹ có thể tìm nguồn axit folic cho con trong loại thực phẩm: Các loại rau xanh đậm, súp lơ, các loại đỗ, ngũ cốc, cam, bơ, cà chua đều chứa hàm lượng acid folic cao.

Xem thêm: Axit folic là gì?

Chất béo

Chất thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và đóng vai trò thiết yếu với cơ thể, là nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với sự phát triển của não bộ và thị giác.

bổ sung các loại dầu thực vật, mỡ động vật sạch trong khẩu phần ăn của trẻ để đảm bảo lượng chất béo cần thiết.

Video “6 vitamin và khoáng chất cần thiết làm tăng sức mạnh của bộ não”

Choline

Choline là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp não bộ của trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, choline còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất béo trong cơ thể, bảo đảm chức năng vận động cơ và khả năng ghi nhớ của trẻ.

Muốn trẻ học tốt nhớ lâu đừng quên bổ sung Choline.

Cung cấp cho trẻ choline thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, gan, lạc.

Canxi

Canxi giúp bé đạt được tỉ trọng xương tối ưu, cần thiết để tạo xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương khi bé leo trèo hoặc chơi thể thao.

Liều lượng hàng ngày: Sữa mẹ và sữa công thức cung cấp đủ canxi cho bé trong năm đầu đời. Khi bạn chuyển sang cho bé dùng sữa bò nguyên chất, bé cần cung cấp đủ 500mg canxi mỗi ngày.

Giúp bé quen với mùi vị các chế phẩm sữa ít béo sẽ có ích cho bé khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng canxi vượt trội (1300mg/ngày khi bé 9 tuổi), vì canxi được hấp thụ tốt nhất từ thực phẩm. Các bé thừa cân và có nguy cơ béo phì, hoặc gia đình có tiền sử mắc tim mạch sớm có thể dùng sữa giảm béo từ 12-24 tháng tuổi.

Kẽm

Ngoài tác dụng tích cực đối với khả năng nhận thức và phát triển, vai trò chính của kẽm là duy trì chức năng miễn dịch và đảm bảo sự tăng trưởng tối ưu và sửa chữa các tế bào. Thiếu hụt kẽm liên quan đến suy giảm tăng trưởng, tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy.

Sữa công thức cung cấp đủ nhu cầu kẽm của bé, nhưng sữa mẹ thì không, vì vậy điều quan trọng là cần cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm trong nửa sau của năm đầu đời. Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày.

Mỗi 50g thịt thăn heo chứa khoảng 2mg kẽm, mỗi 250g sữa chua chứa 1.6mg kẽm, và nửa cái ức gà chứa 1mg kẽm. Các nguồn thực phẩm chứa kẽm khác gồm: thịt bò, cá, trứng, sữa tươi nguyên chất, phô mai cheddar, gia cầm và cá, vì vậy nếu bạn cho bé ăn đủ chất sắt, khả năng là bé cũng được cung cấp đủ kẽm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one