Biên soạn: Cate Leya
Hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Bài viết sau đây chia sẻ đến bạn đọc những phương pháp điều trị khi trẻ bị bệnh hắc lào. Mời bạn đọc theo dõi!
Nội dung bài viết
Biểu hiện của bệnh Hắc lào
– Hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton.
– Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền.
– Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức… Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn.
– Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực,… Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ
Trước tiên đến với các cách chữa hắc lào an toàn cho trẻ thì chúng tôi cũng muốn mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh để cảnh giác phòng ngừa bệnh đúng cách.
– Vệ sinh không đúng cách: Trẻ nhỏ thường chưa biết tự vệ sinh cá nhân đúng cách nên khi chăm sóc vệ sinh không đúng cách sẽ làm các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công gây bệnh hắc lào một cách dễ dàng như quần áo bẩn, vệ sinh cơ thể không đúng cách,…
– Cơ địa nhạy cảm: Sức đề kháng kém làm hệ bảo vệ bị ảnh hưởng nên dễ bị tấn công gây bệnh.
– Lây nhiễm: nếu như không để ý dùng chung các vận dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể tấn công lây nhiễm sang người bệnh.
Các cách điều trị bệnh hắc an toàn mà mẹ nên biết
Trẻ nhỏ không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau,… Vì các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như phát triển sinh trưởng về sau của trẻ. Chính vì vậy giải pháp điều trị bệnh vẩy nến an toàn cho trẻ mà mọi người có thể tham khảo áp dụng ngay sau đây.
+ Lá trầu không trị bệnh hắc lào: Dùng lá trầu không rửa sạch rồi đem giã nhỏ vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn thấm nước cốt này lên vùng da bị bệnh hắc lào và để khô tự nhiên. Các chất có trong lá trầu không sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và đồng thời làm se vết thương giúp nhanh khỏi bệnh hơn.
+ Chuối tiêu xanh: Dùng 1 quả chuối tiêu xanh cắt đôi và chà mủ nhựa chuối lên vùng da bị hắc lào, làm như vậy khoảng 2 lần trong ngày và liên tục khoảng 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm hoàn toàn, các vết thương lúc này đã khô gần như hoàn toàn.
+ Riềng củ trị hắc lào: Thêm một cách trị bệnh hắc lào hiệu quả tốt nữa mà mọi người nên tham khảo đó chính là dùng củ riềng giã lấy nước cốt và thấm lên vùng da bị hắc lào.Lần đầu tiên thì hơi xót và tê rát nhưng kiên trì những lần sau đó bệnh hắc lào sẽ được chữa khỏi một cách an toàn mà không cần dùng thuốc đặc trị.
+ Lá trà xanh trị hắc lào: Nguyên liệu tuyệt vời này có tính khử khuẩn cao, đồng thời chất chống oxy hóa có trong lá chè xanh sẽ giúp làm liền vết thương sưng viêm rất tốt. Chỉ cần dùng lá chè xanh nấu với nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị hắc lào sẽ giúp loại bỏ bệnh hiệu quả nhất.
Phòng ngừa hắc lào như thế nào?
– Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng cách hay do không diệt nguồn lây. Để hạn chế tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối,… bằng cách luộc nước sôi 100 độ C trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần.
– Đối với người lành chưa mắc bệnh, không nên mặc chung quần áo với người khác, không giao hợp với người lạ, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp.
– Khi đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bối thuốc đúng chỉ định, lựa chọn thuốc thích hợp tùy điều kiện địa phương và bệnh nhân. Nếu có tái phát hay có biến chứng nên đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là không quên diệt nguồn lây.