Nhiễm giun là 1 trong những bệnh kí sinh trùng đường ruột thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì thế các phụ huynh cần hết sức lưu ý đến bệnh này.
Nội dung bài viết
Nhiễm giun đũa
Nhiễm giun đũa là một trong những bệnh kí sinh trùng đường ruột thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống không bảo đảm vệ sinh. Nếu bé thường xuyên nghịch bẩn, sau đó lại cho tay vào miệng ngậm thì giun đũa chắc chắn sẽ xâm nhập vào cơ thể.
Biểu hiện
Biểu hiện chủ yếu của bệnh gồm có: ban đêm ngủ thường bị chảy nước dãi hoặc nghiến răng, chán ăn hoặc vẫn ăn tốt nhưng lại bị sụt cân, thiếu máu, suy dinh dưỡng, sắc mặt vàng vọt, thích ăn đồ ngọt, thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng, khả năng tập trung kém, tính khí nóng nảy…
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ nhỏ bị nhiễm giun là chuyện bình thường, khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của bé rất lớn.
Nhiễm giun đũa sẽ khiến cho thể chất và trí tuệ của trẻ chậm phát triển, tắc ruột do giun đũa, viêm ruột thừa, viêm niêm mạc ruột và thủng ruột. Tóm lại, một khi bé đã bị mắc giun đũa thì nhất định phải chữa trị.
Phòng tránh
Rèn cho bé 1 thói quen vệ sinh tốt, rửa tay trước khi ăn, cắt móng tay thường xuyên, không cho tay vào miệng. Hạn chế cho bé ăn rau sống, rau xanh phải được rửa sạch, xử lí nguồn nước và khu vê sinh sạch sẽ, tạo môi trường sống sạch sẽ.
Chữa trị
Có thể cho bé uống thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống khoảng 1 tháng, phải cho bé đi khám lại, nếu vẫn còn giun thì lại tiếp tục uống thuốc trừ giun. Một khi đã nhiễm giun thì phải nhanh chóng chữa trị.
Nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim thường xuất hiện trong khoảng thời gian trẻ mặc quần thủng đũng. Giun kim sẽ khiến cho vùng hậu môn và cơn quan sinh dục của trẻ bị ngứa, nhất là vào buổi đêm.
Biểu hiện
Khi bé bị mắc giun kim sẽ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, chán ăn và rất dễ lây truyền cho bé khác. Bệnh giun kim có thể lây qua đường tiếp xúc và hô hấp.
Chữa trị
Tuổi thọ của giun kim rất ngắn, thời gian từ khi sinh đến khi trưởng thành chỉ khoảng 2 tháng. Chính vì thế, nếu không chữa trị kịp thời thì chỉ khoảng 2 tháng sau, giun cũng tự chết đi. Thế nhưng, vì khả năng tái nhiễm rất cao nên vẫn cần phải chữa trị.
Khi bé bị bệnh giun thì phải cho đi khám ngay và uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài 1 số loại thuốc tẩy giun thông thường, chúng ta có thể dùng 1 số biện pháp sau: luộc chín 1 nắm hạt xoan sau đó, nhét 1 hạt vào hậu môn của trẻ mỗi ngày 1 hạt, liên tục trong 7 ngày, bệnh sẽ hết.
Sau khi luộc hạt xoan lên rồi, da của nó sẽ rất trơn nên sẽ không ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh của bé. Biện pháp này rất đơn giản và cũng rất rẻ. Cách thứ hai là lấy vài củ tỏi, bỏ vỏ, băm nhuyễn, trộn với 1 chút dầu ăn, mỗi buổi tối thoa 1 ít vào hậu môn của bé, liên tục trong 5 ngày sẽ thấy đỡ.
Phòng tránh
Để phòng ngừa giun kim, hãy cho bé mặc quần bình thường, không mặc quần thủng đũng; trước khi ngủ lấy nước ấm rửa sạch hậu môn cho bé, thường xuyên thay quần lót, cắt móng tay,…
Nếu bé bị giun kim thì phải luộc quần áo của bé trong nước sôi, sau đó phơi dưới ánh nắng để giết chết kí sinh trùng. Cho bé đi kiểm tra giun định kì, kịp thời phát hiện và chữa trị.
Biên soạn: Cate Leya