Nhiều mẹ nghĩ rằng mình tăng cân càng nhiều thì thai nhi trong bụng càng khỏe mạnh và thông minh, nhưng các nghiên cứu khoa học lại cho thấy, điều này không hoàn toàn đúng.
Các tài liệu liên quan thống kê, nếu mẹ tăng hơn 25kg trong suốt thai kì thì sẽ có nguy cơ bị khó sinh, ngoài ra, khả năng bị biến chứng khi sinh cũng cao hơn, hiện tượng sinh khó và băng huyết xảy ra cũng nhiều hơn.
Vì thai nhi quá to nên lực cản khi sinh lớn và giảm tính đàn hồi của cơ quan sinh sản, khiến cho tử cung co bóp, chảy máu nhiều và thai nhi dễ bị ngạt. Nếu sinh mổ cũng rất khó vì lớp mỡ quá dày, các bác sĩ khó đỡ được thai nhi ra. Chính vì thế, các mẹ phải chú ý đến vấn đề cân nặng của mình.
Nếu tăng cân hợp lí và khống chế tích lũy mỡ thừa thì sau khi sinh xong, các mẹ nhanh chóng hồi phục hơn và càng dễ lấy lại được vóc dáng cũ.
Nội dung bài viết
Vậy làm cách nào để khống chế thể trọng cho hợp lí?
Chúng ta chia thai kì thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
Trong giai đoạn đầu, mẹ chỉ tăng khoảng 2kg là vừa, giai đoạn giữa và cuối tăng thêm khoảng 5kg mỗi giai đoạn.
Trong giai đoạn nữa, mỗi tuần tăng khoảng 0.4kg là hợp lí, vào tháng cuối cùng của thai kì, khống chế sao cho chỉ tăng thêm khoảng 1kg. Vậy có biện pháp nào hỗ trợ khống chế cân nặng? Chủ yếu từ phương diện ăn uống và vận động.
Ăn uống
Tìm hiểu kiến thức về chế độ dinh dưỡng khi mang thai, không phải tất cả các chất dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể sẽ được thai nhi hấp thụ hết, do đó, phải điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân bằng và hợp lí.
Ghi chép các bữa ăn: nếu mẹ có thói quen ăn nhiều thì nên ghi lại những loại thức ăn mà mình ăn trong từng bữa, sau đó cân nhắc xem mình ăn uống đã hợp lí chưa.
Ăn nhạt: Khi nấu thức ăn, nên cho ít muối, đường, ớt và quế, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống nước canh.
Thay đổi thói quen nấu nướng, nên ăn các món luộc, hầm, ninh, om thay thế cho các món chiên, nướng và xào.
Thói quen ăn uống hợp lí: Một ngày ăn đủ 3 bữa; đánh răng, súc miệng sau khi ăn cơm; không ăn vặt trước khi ngủ. Không kén ăn, nhịn ăn, không ăn nhanh, ăn nhiều.
Vận động
Vận động hợp lí giúp tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, và còn có thể tăng cường sức khỏe. Trong thời gian mang thai, các mẹ nên có thói quen tập thể dục. Nhưng trước hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem cần chú ý những gì, tránh những hoạt động nặng và mạnh như chạy bộ, leo núi, đạp xe đường dài, chơi cầu lông,… Nên chọn hình thức bơi lội, đi bộ hoặc tập yoga.
Công việc
Làm việc có tể giảm bớt cảm giác cô đơn, mang đến cảm giác thành công, sự giao tiếp với đồng nghiệp cũng có lợi cho tâm lí của mẹ và thai nhi.
Thường xuyên đo trọng lượng
Các mẹ nên cần định kì để có thể nắm được thể trọng của mình, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và khống chế cân nặng 1 cách khoa học.
Chú ý: không được giảm béo 1 cách mù quáng, khiến cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chú ý đến cân nặng của mình ngay từ tháng đầu của thai kì.
Những thực phẩm cần bổ sung vào các bữa ăn
Bữa sáng: Trứng luộc, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, mì, bánh ngọt, bánh bao, bánh mì, bột yến mạch, cháo và rau xanh.
Bữa trưa: có thể ăn nhiều hơn bữa sáng, chú ý kết hợp các món thịt cá với rau xanh.
Bữa tối: rau xanh, thịt nạc, thịt gà, cá. So với bữa trưa, không nên ăn tối quá no, để dành bụng cho những món tráng miệng.
Món tráng miệng: có thể ăn kem, thạch, bánh pudding, bánh kem, hoa quả, các loại hạt và bánh quy.
Các mẹ không nên ăn quá nhiều muối, nếu có hai món ăn trở lên thì chỉ cho muối vào một món, còn món kia không cho muối hoặc chỉ cho một ít muối.
Nên nấu thức ăn đến khi gần chín thì mới cho muối vào, chú ý kết hợp các thực phẩm nhiều màu sắc với nhau để kích thích khẩu vị.
Có thể dùng vị chua để thay thế cho vị mặn, ví dụ như món nộm, hoặc ăn những loại hoa quả như cam, chanh, cà chua,…
Biên soạn: Cate Leya