Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, những kiến thức mà cha mẹ muốn biết thì rất mênh mông do đó bố mẹ nên nắm vững những kiến thức cơ bản trước để có thể sớm phát hiện nếu bé có những dấu hiệu đầu của bệnh rối loạn tiêu hóa.
Nội dung bài viết
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm cho bé hay không?
Mặc dù đây là 1 bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng nếu chủ quan, không có biện pháp điều trị nhanh sẽ khiến cho bệnh nặng hơn như viêm loét dạ dày, đường ruột bị tổn thương, chức năng của tiêu hóa cũng sẽ suy giảm, hại khuẩn có điều kiện hoành hành, gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bé sẽ quấy khóc rất nhiều cộng vào đó là những triệu chứng khác như tiêu chảy kéo dài, thiếu chất, nguy cơ suy dinh dưỡng cao và khiến cho hệ miễn dịch suy yếu.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Sức để khàng yếu
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch đang còn vô cùng non yếu chưa được hoàn chỉnh do đó rất dễ có những tác nhân gây bệnh tác động như vi khuẩn, nấm, virus, khuẩn hại…Trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Kháng sinh
Đây chính là một trong những tác nhân không những tiêu diệt vi khuẩn mà còn khiến cho cơ thể mất đi nguồn lợi khuẩn để có thể cân bằng hệ sinh thái vi sinh đường ruột, do đó hại khuẩn có điều kiện tăng nhanh, gây nên một số vấn đề về bệnh tiêu hóa.
Nhiễm khuẩn thức ăn
Nếu bé nhà bạn không có một chế độ ăn uống không hợp vệ sinh cũng tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi đấy và sinh ra nguồn bệnh nữa. hay chính sự mất vệ sinh từ tay bé khi cầm đồ chơi, cho thức ăn vào miệng cũng là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đấy.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Khi bé nhà bạn không có một chế độ ăn uống khoa học cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Không phải thức ăn cho bé cần phải có nhiều dưỡng chất và bé mà phải được ăn nhiều lần trong ngày bởi khi ăn cháo hay ăn bột cũng sẽ khiến cho bé dễ bị đói lắm.
Đó là sai lầm đấy, bởi lúc này hệ thống men tiêu hóa của bé đang ở mức hoàn chỉnh dần nên không cho bé ăn quá nhiều dưỡng chất.
Đừng nên ép bé ăn quá nhiều sẽ khiến cho bé bị nôn trớ, ăn quá no sẽ khiến bé bị khó tiêu và khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa có điều kiện xuất hiện. Vì thế mẹ nên biết chia nhỏ các bữa ăn của bé để bé không phải nạp quá nhiều thức ăn trong một lúc.
Triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em
Nôn trớ nhiều: Khi thực quản của trẻ chưa được hoàn thiện chính vì thế phần dưới hơi nở rộng, thực quả ngắn, cơ tâm vị co thắt thất thường. Nếu 2-3 ngày trẻ ăn quá no và trớ thì cũng không sao nhưng nếu thấy bé nôn liên tục thì các mẹ cần cho bé đi kiểm tra lại hệ tiêu hóa.
Tiêu chảy: Nếu bé nhà bạn bị rối loạn tiêu hóa, thì bé sẽ bị tiêu chảy, phân lỏng hơn bình thường, tần suất bé đi ngoài nhiều hơn so với bình thường, phân của bé có mùi tanh khó chịu. Do đó khi thấy dấu hiệu này thì các mẹ cần tăng lượng nước và chất điện giải cho trẻ để bé không bị mất quá nhiều nước, bởi thiếu nước, bé nhà bạn sẽ bị suy nhược cơ thể đấy.
Táo bón: Đây chính là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, phân cứng, thường màu có màu đen thậm chí lẫn cả máu ở trong đó nữa. Bệnh táo bón thường có những biến chứng nguy hiểm do đó cha mẹ cần đưa bé đi khám và hãy tìm cho được hướng điều trị thích hợp.
Ợ hơi, chướng bụng: Bụng của bé lúc bỉ rối loạn tiêu hóa sẽ chướng lên, bé bị ợ hơi nhiều và có thể là đánh hơi liên tục, ngoài ra bé còn bị hôi miệng nữa.
Biếng ăn: Khi bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người thường thì rất biếng ăn và quấy khóc. Có nhiều bé chỉ uống nước và sữa, không chịu ăn thứ gì nên cơ thể hấp thụ kém, cân nặng giảm đi.
Thực đơn cho hệ tiêu hóa của bé
Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ cần cung cấp đủ 4 loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé đó chất đạm, tinh bột, chất béo, các vitamin, khoáng chất.
Có thể cho bé uống nước lọc hay điện giải để bù sự mất nước do bé bị tiêu chảy. Đừng nên cho bé uống nước trái cây nhé, hay nước đường cũng sẽ khiến cho bé bị tiêu chảy nặng hơn đấy.
Cho bé ăn những món ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, ăn thêm nhiều trái cây tươi như hồng xiêm, chuối, những thức ăn có chất xơ như rau xanh để bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Hay mẹ có thể nấu cháo thịt băm cà rốt, hoặc nấu cháo gừng để làm ấm bụng cho trẻ, bổ sung thêm men vi sinh, lợi khuẩn có trong sữa chua.
Nếu muốn bé hấp thụ có hiệu quả men vi sinh thì mẹ hãy cho bé ăn kết hợp với những món ăn lạ miệng để điều trị nhanh chứng rối loạn tiêu hóa và giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường nhé.
Biên soạn: Cate Leya