Sau khi sinh được 2 đến 3 ngày tuổi, bạn có thể thấy bé bị vàng da, hiện tượng trên được gọi là vàng da ở trẻ sơ sinh. Vàng da thường xuất hiện ở 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và khỏe mạnh. Vậy làm thế nào khi trẻ bị vàng da?
Vàng da khá là phổ biến ở trẻ sơ sinh. Với những trẻ non tháng, cân nặng thấp hoặc có bệnh lí sau khi sinh như khó thở, nhiễm trùng thì vàng da còn gặp với tỉ lệ cao hơn.
Đa số vàng da thường tự khỏi, tuy nhiên với trường hợp bị vàng da nhiều sẽ cần được điều trị.
Nếu trẻ có bilirubin (là chất gây vàng da) trong máu cao thì cần điều trị bằng cách chiếu đèn. Vàng da nặng có thể gây nguy hiểm nhưng chỉ khi nồng độ bilirubin trong máu tăng lên mức rất cao mới gây biến chứng cho trẻ.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Nồng độ bilirubin tăng lên sẽ dẫn đến việc trẻ bị vàng da, bilurubin tăng lên do:
– Hồng cầu là những tế bào hình thành và phá hủy liên tục trong cơ thế. Đặc biệt hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh bị phá hủy liên tục trong cơ thể, sẽ giải phóng ra hemoglobin, sau đó chất này được chuyển hóa thành bilirubin trong cơ thể.
– Trước khi sinh ra bilirubin được đưa ra khỏi cơ thể trẻ qua đường nhau thai để sang máu mẹ.
– Sau khi sinh thì trẻ phải tự đào thải bilirubin qua gan, do khả năng đào thải của gan vẫn còn hạn chế nên dẫn đến hiện tượng vàng da sau sinh.
Biến chứng của bệnh vàng da
Lượng bilirunbin tăng quá cao sẽ có thể thấm vào não trẻ gây ra vàng nhân não. Gây ra những rối loạn nặng nề với những triệu chứng như co giật, tăng trương lực cơ. Vàng da có thể dẫn đến bại não và suy giảm trí tuệ.
Vàng da thường xuất hiện đầu tiên ở đầu, mặt. Nếu vàng da nhiều hơn sẽ thấy ở thân mình và nếu vàng da nặng hơn nữa có thể xuất hiện ở cả chân và tay. Khi vàng da ở lòng bàn chân và tay tức là mức độ vàng da đã rất nặng và nguy hiểm.
Bạn có thể kiểm tra mức độ vàng da của trẻ bằng cách nhấn nhẹ ngón tay lên vùng da trán và má của trẻ. Nếu nhấc tay da và thấy cùng đó màu trắng, chứng tỏ trẻ không bị vàng da. Nếu có màu vàng tức là trẻ bị vàng da và bạn nên gọi bác sỹ để kiểm tra.
Tùy thuộc vào mức độ bilirubin của trẻ mà bác sỹ sẽ quyết định trẻ có cần điều trị hay không.
Phương pháp điều trị bệnh vàng da
Đa số trẻ khỏe mạng bị vàng da ở mức độ nhẹ và không cần điều trị. Vì gan trẻ có thể chuyển hóa bilirubin thành dạng có thể đào thải bằng phân ra ngoài cơ thể.
Chiếu đèn: được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máy vào ngày thứ nhất: 40mg/l, ngày thứ hai: 130mg/l, ngày thứ ba: 160mg/l.
Dùng nguồn sáng màu xanh dương từ bóng đèn compact, hallogen tác động lên các phân tử bilirubin ở dưới da trẻ. Chiếu đèn liên tục từ 3 đến 15 ngày, tùy theo mức độ bệnh. Cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp có nhiệt độ từ 30 đến 32 độ C. Cân nặng của trẻ càng thấp thì nhiệt độ càng cao.
Thay máu: Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg ) có nồng độ bilirubin trong máu ngày thứ nhất và ngày thứ hai: 180mg/l, ngày thứ ba: 200mg/l.
Qua đường tĩnh mạch rốn, dung bơm kim tiêm hút ra một lượng máu nhất định, sau đó lại bơm lại vào cơ thể trẻ một lượng máu tương đương. Sau mỗi lần thay máu, cần kiểm tra lương bilirubin, nếu nồng độ này còn cao, tiếp tục thay máu cho đến khi đạt mức nồng độ cho phép.
Những lưu ý khi thấy trẻ bị vàng da
– Nếu trẻ bị vàng da lèm theo những dấu hiệu như bú kém, sốt thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
– Nếu trẻ hoàn toàn khỏe mạnh có vàng da không nhiều và được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thì có thể vàng da là do sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ như thường.
– Nếu con bạn không được chiếu đèn nên để trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng, không đặt dưới ánh nắng trực tiếp.
Phương pháp phòng ngừa bệnh vàng da
– Quản lý thai tốt, tránh sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh ngạt.
– Biết cách phát hiện các biểu hiện của bệnh vàng da ở trẻ, các dấu hiệu cần nhập viện ngay, các cách chăm sóc rốn, mắt, da.. tránh những tập quán xấu để trẻ bị hạ đường huyết hay nhiễm trùng.
– Lưu ý tránh những chuẩn đoán sớm “vàng da sinh lý” và những biện pháp làm giảm vàng da như phơi nắng hay uống nước đường.
Biên soạn: Cate Leya