Thuỷ ngân là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

thủy ngân

Dù là bị nhiễm thuỷ ngân qua đường không khí hay đường tiêu hoá thì rõ ràng nó có quá nhiều tác hại đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em.

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân (Hg) là một nguyên tố hóa học, kim loại lỏng thuộc nhóm 12 (IIb, hay nhóm kẽm) trong bảng tuần hoàn. Thuỷ ngân là một kim loại lấp lánh ánh bạc và có đặc điểm là ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng.

Nguyên tố được biết đến ở Ai Cập và sớm nhất ở phương Đông vào năm 1500 TCN. Ký hiệu hóa học Hg bắt nguồn từ tiếng Latin hydrargyrum, “bạc lỏng”. Mặc dù người ta đã phát hiện thấy độc tính của Hg, tuy nhiên nó vẫn được ứng dụng rất sớm trong y tế.

Khi đặt giọt thủy ngân ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọc trai, rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Tuy nhiên, thuỷ ngân có thể biến thành trạng thái rắn nếu ở nhiệt độ dưới -390C.

Đây là kim loại có nhiệt độ đông đặc thấp nhất. Hg luôn ở trạng thái lỏng trong những nhiệt độ thông thường. Chính vì thế mà người ta có thể sử dụng thuỷ ngân trong các nhiệt kế, trong những điều kiện nhiệt độ từ -390C (nhiệt độ thuỷ ngân đông đặc) và 3560C

Phân loại thủy ngân

Thủy ngân hiện diện rất nhiều trong thức ăn, thuốc và môi trường sống con người, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử.

Hg tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường, vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Có 3 dạng Hg tồn tại dưới dạng nguyên tố hay kết hợp với chất khác:

Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất. Nó là một chất lỏng màu bạc, kim loại (còn được gọi là quicksilver) được chế biến từ một loại quặng gọi là chu sa. Nó dễ dàng vỡ thành các giọt và dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ phòng thành hơi không mùi, không màu, có thể dễ dàng hít vào.

NGUY CƠ: Nó dễ dàng vượt qua hàng rào máu/não và nhau thai và có thể xâm nhập vào sữa mẹ. Nó là một chất độc thần kinh mạnh tác động đến hệ thần kinh trung ương. Một số tác dụng phụ về thần kinh là: run, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, nhút nhát quá mức, mất ngủ, mất khả năng phối hợp, nói ngọng và “cảm giác như kim châm”. Phơi nhiễm rất cao có thể gây ảnh hưởng đến thận, suy hô hấp và tử vong.

Thủy ngân vô cơ thường có màu trắng, ngoại trừ chu sa có màu đỏ. Thủy ngân vô cơ có thể xâm nhập vào cơ thể qua miệng và da từ các sản phẩm như chất khử trùng và thuốc diệt nấm. Các hợp chất thủy ngân vô cơ thường được tìm thấy trong các phòng thí nghiệm khoa học của trường học.

RỦI RO: Hg vô cơ là loại thủy ngân ít độc nhất trong ba dạng thủy ngân. Nó có thể làm hỏng đường tiêu hóa, cũng như thận và hệ thần kinh. Phơi nhiễm cao có thể dẫn đến phát ban da, viêm da, thay đổi tâm trạng, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần và yếu cơ.

Thủy ngân hữu cơ, metyl thủy ngân thường được tìm thấy nhiều nhất trong môi trường. Nó được chuyển đổi từ dạng vô cơ bằng quá trình vi khuẩn sinh học. Nó tích lũy sinh học trong môi trường và thường được tìm thấy nhiều nhất trong cá. Ăn cá qua đường miệng là con đường phổ biến nhất để con người tiếp xúc với thủy ngân.

RỦI RO: Methylmercury vượt qua hàng rào máu/não và nhau thai, có thể gây tổn hại hệ thần kinh trung ương và gây dị tật bẩm sinh, các vấn đề về thần kinh và chậm phát triển. Thai nhi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác dụng độc hại của methylmercury vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ Hg trong máu của thai nhi cao gấp đôi so với nồng độ thủy ngân trong máu của người mẹ. Tiếp xúc lâu dài với methylmercury có thể gây suy giảm thị lực, lời nói, khả năng đi lại, thính giác, thiếu khả năng phối hợp và gây ra cảm giác như kim châm. Phơi nhiễm cực độ có thể dẫn đến tử vong.

tác hại của thủy ngân
Thủy ngân tiếp xúc với da sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề

Tác hại của thuỷ ngân tới sức khoẻ

Thủy ngân nguyên tố gây độc cho người sau khi hít vào. Trẻ em nuốt phải thủy ngân do vỡ nhiệt kế thường không gây độc vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị tắc ruột hay viêm ruột thì lượng chất này được hấp thu qua đường uống có thể cao hơn.

Thủy ngân nguyên tố hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp gây tổn thương, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Nồng độ đỉnh đạt sau vài ngày. Một lượng nhỏ Hg nguyên tố thấm qua hàng rào mạch máu não và qua nhau thai dễ dàng.

Thời gian bán hủy kéo dài đến 60 ngày, sau đó được thải qua phân và nước tiểu. Thủy ngân nguyên tố cũng có thể chuyển đổi dạng thành thủy ngân hữu cơ gây độc khi ăn phải.

Ngộ độc mãn do hít thủy ngân nguyên tố trong thời gian dài. Qua hàng rào máu não, chúng tích tụ lại ở trong não và vỏ não. Tại đây, Thủy ngân sẽ oxy hóa thành dạng ion, kết hợp với gốc sulfydryl và protein của tế bào, cản trở các enzyme và chức năng vận chuyển tế bào.

Thủy ngân hữu cơ hấp thu tốt qua hít, nuốt và cả qua da. Hấp thu ở ống tiêu hóa với tỉ lệ 90%, ít hơn đối với chuỗi dài. Độc tính của chúng thường xảy ra với các chuỗi alkyl ngắn, đặc biệt methyl Thủy ngân.

Nuốt 10-60mg/kg đủ gây tử vong, và nuốt lượng ít trong một thời gian dài, chỉ cần lượng 10μg/kg đủ tác hại lên hệ thần kinh và khả năng sinh sản của người lớn.

Do có khả năng tan trong mỡ nên Thủy ngân hữu cơ nhanh chóng vào màu phân bố khắp cơ thể, tích tụ trong não, thận, gan, tóc và da. Tác dụng độc rõ ràng đầu tiên và nguy hiểm nhất là ở não.

Thủy ngân vô cơ là chất ăn mòn nên có đặc điểm gây tác dụng phỏng trực tiếp trên niêm mạc. Tỉ lệ hấp thu qua ống tiêu hóa chỉ là 10% lượng nuốt vào, chúng tích lũy ở thận gây tổn thương thận.

Mặc dù kém tan trong chất béo nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chúng cũng được tích lũy dần dần trong não, vùng tiểu não và vỏ não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Liều gây chết người của thủy ngân vô cơ là 1-4g ở người lớn.

Loại nguyên tố này kết hợp và bất hoạt gây thoái hóa tế bào thần kinh ở vỏ não và tiểu não, dẫn đến triệu chứng liệt, thất điều, điếc, thu hẹp thị trường. Chất này qua nhau dễ dàng và tập trung trong thai gây độc tính nặng cho bào thai.

Thời gian bán hủy của Hg ở người lớn là 40-50 ngày, đào thải chủ yếu qua phân (90%) và nước tiểu. Như vậy trên cơ thể người, chúng không chỉ có độc tính cao mà còn tồn tại dai dẳng gây tác hại kéo dài. Được giải thích nhờ vào các đặc tính sinh học của thủy ngân là khả năng kết hợp chặt chẽ, loại thải chậm và không hoàn toàn. Có tính tập trung, tích lũy cao và khuyếch đại tác dụng sinh học khi vào cơ thể người.

Theo Bs Nguyễn Thị Kim Thoa

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x