Đọc sách cho con và những lợi ích bất ngờ

đọc sách cho con

Biên soạn: Cate Leya

Đọc sách cho con không chỉ giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà nó còn tạo tiền để giúp bé phát triển khả năng sáng tạo, nuôi dưỡng trí tưởng tượng.

9 lợi ích bất ngờ từ việc đọc sách cho con

Thắt chặt mối quan hệ cha mẹ – con cái

Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ trở nên hiếu động, luôn trong trạng thái nô đùa, chạy nhảy và không ngừng khám phá môi trường xung quanh.

Xích lại gần con với một cuốn sách là cơ hội tuyệt vời để cả hai “sống chậm lại”, cùng lưu giữ những khoảnh khắc ngọt ngào, yêu thương khi con còn nhỏ.

Thay vì coi đó là một nhiệm vụ, hãy coi việc đọc sách cho trẻ như một hoạt động vun đắp tình thân, giúp cha mẹ – con cái xích lại gần nhau.

Tạo nền tảng phát triển khả năng học tập

Một trong những ích lợi chính của việc đọc sách cho trẻ là hình thành thái độ tích cực đối với việc học nói chung.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các học sinh được làm quen với việc đọc sách trước 4 tuổi có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả các môn ở cấp tiểu học.

Trẻ còn phải vật lộn để ghép từ vào câu để có thể nắm bắt các kiến thức toán học, khoa học và xã hội được đưa ra ở nhà trường.

Hình thành kỹ năng cơ bản về cách đọc một quyển sách

Trẻ sinh ra chưa biết phải đọc một đoạn văn từ trái sang phải, hoặc phải tiếp nhận các từ trong một trang giấy tách biệt so với hình ảnh. Đọc sách sớm sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết này.

Phát triển kỹ năng giao tiếp

Khi bạn dành thời gian đọc sách cho bé đang chập chững đi, trẻ sẽ bộc lộ bản thân dễ dàng hơn nhiều và đối xử với mọi người một cách lành mạnh hơn.

Chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với bố mẹ trong thời gian đọc sách, bé sẽ học được các kỹ năng giao tiếp quý giá.

Khả năng ngôn ngữ tốt hơn

Đọc sách cho con giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn

Đọc sách cho trẻ tuổi chập chững đi giúp bé làm chủ ngôn ngữ tốt hơn khi tới tuổi đến trường.

Hình thành tư duy lôgic

Một minh chứng khác về giá trị của đọc sách đối với trẻ là giúp bé nắm bắt các khái niệm trừu tượng, suy nghĩ theo lô gic ở những tình huống khác nhau, nhận biết nguyên nhân – kết quả và học cách đánh giá sự việc.

Khi bé bắt đầu biết liên hệ những câu chuyện trong sách với các tình huống diễn ra trong thế giới của mình, bé càng trở nên hào hứng với những gì cha mẹ muốn chia sẻ từ cuốn sách.

Giúp trẻ hào hứng với những trải nghiệm mới

Khi con bạn tiến tới một giai đoạn phát triển quan trọng trong đời hoặc sắp sửa trải qua những trải nghiệm căng thẳng, đọc cho con nghe một câu chuyện với tình huống tương tự sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp bé có tâm thế thoải mái trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Ví dụ, thiên thần của bạn tỏ ra lo lắng khi sắp đi mẫu giáo, hãy kể cho bé nghe một câu chuyện có liên quan đến chủ đề này để con thấy cảm giác hồi hộp là điều hoàn toàn bình thường.

Tăng cường sự tập trung và kỷ luật ở trẻ

Bé 2 – 3 tuổi ban đầu có thể vặn vẹo và dễ mất tập trung trong suốt khoảng thời gian đọc sách, tuy nhiên, các bé sẽ học được cách ngồi yên một chỗ trong lúc này.

Cùng với việc đọc hiểu, trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ. Điều này sẽ giúp ích cho bé rất nhiều khi con đi học.

Hiểu rằng đọc sách rất vui

Đọc sách cho trẻ từ sớm giúp con coi sách như niềm vui chứ không phải nhiệm vụ. Khi lớn lên, các bé này thường chọn sách thay cho các trò giải trí khác như tivi, trò chơi điện tử.

Những điều cần lưu ý khi đọc sách cho con

– Bé còn nhỏ nên khả năng tập trung của bé rất thấp nên khi bắt đầu mẹ cần hết sức kiên nhẫn. Không nên bắt ép bé phải ngồi ngoan nghe bạn đọc sách hay phải “nuốt” từng lời của bạn.

Bạn có thể điều chỉnh giọng điệu của mình để giúp bé tập trung hơn. Đọc to, rõ ràng, giả giọng hoặc thêm những biểu cảm khi đọc sách có thể tăng khả năng tập trung và hứng thú của bé đối với câu chuyện.

– Chọn sách có nội dung phù hợp với độ tuổi của bé. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên chọn những cuốn sách nhiều hình ảnh với nội dung đơn giản, dễ hiểu.

Bạn có thể vừa đọc vừa cho con xem hình và hỏi bé những câu hỏi đơn giản. Những câu chuyện cổ tích cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho bạn.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể lựa những quyển sách có nội dung phức tạp, đòi hỏi tư duy nhiều hơn để tránh làm bé nhàm chán.

– Bạn cũng có thể kể câu chuyện theo cách riêng của bạn, miễn là câu chuyện đó có thể thu hút được sự chú ý của con bạn.

– Không cần thiết phải đọc hết cả câu chuyện cho bé trong một đêm. Bạn có thể ngắt ra nhiều phần và đọc tiếp bé nghe vào tối hôm sau. Quan sát biểu hiện của bé khi đọc truyện, bạn nên chủ động kết thúc câu chuyện nếu như thấy bé có các dấu hiệu buồn ngủ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x