Làm thế nào khi mẹ tiết quá nhiều sữa?

website nhatkycuame.net

Trong khi có rất nhiều bà mẹ nuôi trẻ sơ sinh gặp vấn đề về thiếu sữa cho con bú, số khác lại cảm thấy khó khăn trong việc điều tiết sữa mẹ ở mức vừa phải bởi vì sữa của họ ra quá nhiều so với nhu cầu của em bé.

Một số bà mẹ sản xuất quá nhiều sữa khiến việc cho con bú trở nên khó khăn. Rắc rối thường xảy ra trong thời kỳ đầu cho con bú và hay gặp ở các cô gái trẻ sinh con đầu lòng. Sữa có thể về quá nhiều, khiến bé bị sặc hoặc ho và khó bú. Thậm chí có bé còn cắn núm vú mẹ để sữa không chảy xuống nữa.

Con của những bà mẹ có quá nhiều sữa có thể lên cân rất nhanh hoặc trái lại lên cân rất ít. Lý do là vì các bé không có khả năng kiểm soát luồng sữa, hoặc không nhận đủ sữa cuối bữa, vốn giàu năng lượng hơn sữa đầu bữa. Các mẹ không nên lo lắng, rắc rối thường tự qua đi. Hãy liên hệ với bác sĩ để loại trừ tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và tránh các loại thuốc có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

Làm thế nào để biết bạn đang bị thừa sữa?    

Các triệu chứng của em bé

Nếu bạn bị thừa sữa, em bé của bạn sẽ thể hiện một số biểu hiện sau đây do bú quá nhiều so với nhu cầu chuẩn của bé:

– Khó thở, thổi bong bóng khi bú, sữa chảy ra khỏi miệng, (thậm chí là sặc lên mũi khi đang bú).

– Bé trượt xuống khỏi ngực mẹ, uốn cong lưng, tỏ ra khó chịu và khóc.

– Bú nhanh nhưng mau đói sau đó.

– Đau bụng, chướng bụng, khó chịu ở tư thế đang bú.

– Phân xanh, có bọt, thậm chí cả máu.

Các triệu chứng của mẹ

Khi lượng sữa của mẹ tiết ra quá nhiều, mẹ sẽ gặp một số biểu hiện rõ nhận biết sau:

– Sữa rỉ ra thường xuyên.

– Sữa có thể chảy ra thành giọt và nhỏ xuống.

– Có cảm giác căng, rát núm vú như em bé đang cắn hoặc nhay núm vú

– Núm vú bị biến dạng.

Xử trí khi có quá nhiều sữa

– Chỉ cho con bú một bên trong mỗi cữ bú. Cho bé bú tiếp bầu vú này ít nhất trong vòng 2 giờ cho tới cữ bú đầy đủ tiếp theo, tăng dần thời gian mỗi cữ bú.

– Nếu bầu vú bên kia căng cứng đến mức không chịu đựng nổi trước khi đến giờ cho con bú, hãy dùng tay vắt một chút sữa để giải phóng áp lực bầu vú. Bạn cũng có thể tiến hành chườm lạnh để giảm phù nề và giảm cảm giác khó chịu.

– Cho bé bú trước khi bị đói quá mức để đề phòng việc bé bú quá dữ dội.

– Chọn tư thế tránh tác động của lực hút trái đất để giảm áp lực tia sữa, ví dụ tư thế nằm nghiêng hay tư thế ôm trái banh.

– Nếu bé sặc hay trớ, hãy cho bé nhả vú và dùng khăn hứng tia sữa. Mẹ cũng có thể thử cho bé bú ở tư thế ngồi thẳng: bế bé ngồi thẳng người, mẹ tựa lưng vào tường. Tư thế này giúp trẻ kiểm soát dòng sữa mẹ tốt hơn.

Điều chỉnh tư thế bú cho bé

– Kẹp ngón trỏ và ngón giữa vào quầng vú hay dùng gan bàn tay chẹn vào vú để giảm tốc độ dòng sữa.

– Cho phép bé kiểm soát cữ bú để bé tự quyết định khi nào thì ngừng, giúp bé ợ hơi thường xuyên.

– Chườm mát hay chườm đá vùng núm vú để giảm tình trạng rỉ sữa.

– Hạn chế tối đa việc hút sữa hoặc tránh hoàn toàn vì hút sữa có thể kích thích sản xuất thêm nhiều sữa. Mẹ có thể dùng tay vắt một chút sữa ở đầu cữ bú để làm giảm áp lực bầu vú.

Biên soạn: Cate Leya

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x