Làm cha mẹ đơn thân, chuyện khó hay dễ?

00:25, 21/04/2018 Single mom
Nhật ký của mẹ / Phiên bản thử nghiệm trong khi chờ giấy phép trang tin điện tử tổng hợp 2018
Bất cứ nội dung nào được sao chép cũng phải được thỏa thuận bằng văn bản
00:25, 21/04/2018 Single mom
Trên thực tế, cách đây không lâu, trẻ sống trong các gia đình đơn thân còn bị phân biệt đối xử về mặt xã hội, văn hóa hay tài chính, thậm chí liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe. May mắn thay, xã hội ngày nay đã có cái nhìn thấu đáo hơn về hoàn cảnh của những gia đình đơn thân và ý nghĩa của công bằng xã hội.
Quan hệ sau khi ly hôn không phải bao giờ cũng hòa nhã được, mặc dù đó là điều lý tưởng. Dù các bậc cha mẹđều hiểu là cần ưu tiên nhu cầu của con mình ở trên hết nhưng trong thực tế nhiều khi không được như vậy. Đặc biệt trong trường hợp giữa ba mẹ có những xung đột và bất đồng, trẻ con thường bị đẩy sang một bên, vì họ đang cần tập trung vào nhiều thứ khác nữa-nhà cửa, tiền bạc, các vật dụng gia đình và nhiều thứ khác, những điều được họ lưu tâm nhất trong những ngày đầu ly hôn. Tuy nhiên điều này không hẳn chỉ tiêu cực; chính những biến động này có thể giúp các thành viên trong gia đình trưởng thành hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một cuộc hôn nhân tan vỡ
Mặc dù các bậc làm cha mẹ có thể chưa bao giờ nghĩ đến việc ly hôn khi con còn bé, thế nhưng sau này có thể do hoàn cảnh xô đẩy hay tính cách thay đổi theo thời gian, điều đó lại xảy ra. Quan niệm rằng có cả ba lẫn mẹ cho dù mối quan hệ của họ có ra sao đi nữa thì mới tốt hơn cho con cái giờ đây không còn mang nhiều giá trị.
Nghiên cứu đã cho thấy trẻ sẽ hạnh phúc hơn, có học vấn và sự ổn định về mặt tình cảm và sức khỏe tốt hơn nếu được nuôi dạy trong tình thương yêu dù chỉ của ba hay chỉ của mẹ, so với trong hoàn cảnh có cả ba lẫn mẹ mà xung đột. Có đủ ba mẹ ở cùng một mái nhà không có nghĩa là sẽ không có chuyện gì không hay cho trẻ. Những xung đột giữa ba mẹ gây thương tổn cực kỳ sâu sắc đối với trẻ nhỏ. Chỉ cần có một người ba hay một bà mẹ đơn thân nhưng thương yêu và gắn bó thân thiết với trẻ thì tâm tính của trẻ cũng sẽ ổn định hơn.
Dù đã có nhiều thay đổi, nhưng đến nay đa phần vẫn là mẹ nuôi con sau khi các cặp vợ chồng ly hôn. Điều này đối với các bé cả trai hay gái đều có những mặt hay lẫn hạn chế. Trẻ học cách làm người trưởng thành khi quan sát những người trưởng thành cùng giới trong quá trình nuôi dạy ra sao. Bên cạnh đó, khi có thể, nên để trẻ được nếm tình thương của người lớn khác giới, như ông bà, cô dì, chú bác, bạn bè, thầy cô giáo…, ai cũng được miễn là có tình thương yêu.
Sẽ luôn rất khó để trẻ có thể chọn lựa giữa ba và mẹ sau khi ly hôn
Trẻ trong gia đình đơn thân thường biểu hiện tích cách khác hơn so với trẻ trong gia đình có cả ba lẫn mẹ. Dĩ nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng tính cách và hoàn cảnh khác nhau của trẻ nhưng thường thì chúng cũng có những nét tương đồng.
Bên cạnh đó trẻ được nuôi dạy trong các gia đình đơn thân cũng có những lợi ích tích cực.
Trẻ trong gia đình đơn thân thường rất độc lập, quyết đoán trong mọi tình huống
Do sự thiếu hụt tình cảm, cha mẹ càng cần phải trò chuyện với trẻ để trẻ hòa đồng, cởi mở hơn
Có thể cần phát triển các kỹ năng giúp trẻ thoải mái nói về người cha/ mẹ không sống chung. Có thể con trẻ nhìn nhận cha mẹ bằng con mắt ngây thơ trong sáng, và cho rằng cha mẹ thì chắc chắn không làm gì sai. Tuy nhiên, đối với những cha mẹ đơn thân không nghĩ thế, thật khó để đừng nói điều gì hoặc cố kìm lại để tỏ ý đồng tình với con khi con nói về người kia.