Khi bé bị bệnh giời leo, mẹ cần làm gì?

bệnh giời leo

Biên soạn: Cate Leya

Bệnh giời leo – tên quen gọi trong nhân dân chính là bệnh viêm da do côn trùng. Bình thường bệnh nhân xuất hiện lác đác, rải rác, nhưng vào những dịp cuối năm, thời tiết thay đổi như chuyển mùa hiện nay, mật độ côn trùng tăng lên cũng kéo theo gia tăng số bệnh nhân mắc viêm da do côn trùng.

Bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo là sự tái hoạt động của virút varicella zoster, một loại virút gây mụn giộp gây nên bệnh thuỷ đậu. Sau khi bị thuỷ đậu, virút sẽ nằm im bất động trong các gốc thần kinh và giữ yên đó cho tới khi, ở một số người, chúng bộc phát trở lại.

Nếu virút hoạt động trở lại, bạn có thể sẽ nổi ban ở những vùng có các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Những mụn giộp này gọi là giời leo.

Bất kỳ ai đã từng bị thuỷ đậu, ngay cả trường hợp bệnh nhẹ, đều có khả năng mắc giời leo. Bệnh này cũng xuất hiện ở trẻ em.

Tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo

Những việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

– Đã từng bị thuỷ đậu. Bạn phải từng bị thuỷ đậu trước khi mắc giời leo.

– Hơn 50 tuổi.

– Có hệ miễn dịch yếu do các bệnh khác, như tiểu đường hay nhiễm HIV.

– Đang trải qua căng thẳng hoặc các chấn thương tâm lý khác.

– Bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư.

– Dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, như steroids hay các loại thuốc dùng sau khi cấy ghép nội tạng.

– Nếu một phụ nữ mang thai bị thuỷ đậu, đứa trẻ sẽ có nguy cơ bị giời leo rất cao trong hai năm đầu đời. Và nếu đứa trẻ bị thuỷ đậu trong năm đầu tiên, chúng sẽ có nguy cơ cao bị giời leo trong khoảng thời gian còn bé.

Đau dây thần kinh sau zona (PHN) là một biến chứng phổ biến của giời leo kéo dài ít nhất 30 ngày và có thể tiếp tục từ vài tháng đến vài năm. Bạn có thể giảm nguy cơ bị giời leo và phát triển thành PHN bằng cách tiêm vắc xin.

Cách chữa giời leo tại nhà hiệu quả

Trước hết, phải dùng nước muối loãng để rửa sạch vết giời leo, có nghĩa rửa sạch những chất độc do côn trùng tiết ra. Sau đó, có rất nhiều cách chữa trị với căn bệnh này, có thể dùng lá mơ lông giã nhỏ đắp vào, hoặc dùng lá sam, lá sung…

Nhiều người vẫn hay có thói quen nhai gạo nếp hoặc đỗ xanh đắp vào chỗ bị bệnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Từ cách làm rất thủ công là ‘nhai’ cũng đã tiềm ẩn bao nhiêu nguy cơ nhiễm trùng vết thương rồi.

Sau đó phải, thanh nhiệt và giải độc cơ thể, vì lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể. Và ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua,…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x